Blogger Widgets

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

Tin NÓNG: SƯ ĐƯA GÁI TƠ VỀ CHÙA LÚC NỬA ĐÊM

 
Sư chùa ở Thái Nguyên đánh bạc
với ba cô gái trong đêm

Một Thế giới
21.10.2016 07:31 


Khoảng 0 giờ sáng ngày 21.10, tại thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên, ba sư chùa bị bắt quả tang đánh bạc ăn tiền với ba cô gái và một nam thanh niên. Trong số này có hai thiếu nữ mặc váy ngắn.
-->đọc tiếp...

SỰ ĐỐN MẠT CỦA BỌN LIÊN MINH HTX VIỆT NAM VÀ ĐÀI TH HÀ TĨNH


Michaeljo
Diễn Đàn OtoFun
 

Đêm 17/10 vừa rồi có một nhóm làm từ thiện trong đó có một số thành viên OF sau khi xin được khoảng 15 tấn hàng (em đính chính là 1 xe 15 tấn đầy ắp và thêm 10 xe bán tải cũng đầy hàng ) trong vòng 24h thì lên đường vào Hà Tĩnh cứu trợ đồng bào lũ lụt. Trước khi đi đoàn có liên hệ với đồng chí Cường bên Liên Minh HTX VN nhờ họ gọi vào cho Liên Minh HTX Hà Tĩnh để nhờ chính quyền hỗ trợ. Và có đồng chí H là chủ nhiệm LMHTX HT đứng ra nhận việc này. ( Nói rõ là nhờ kết nối hỗ trợ về mặt chính quyền thôi nhé).
-->đọc tiếp...

ĐÀN ÁP LÀ HẠ SÁCH, ĐOÀN KẾT LÀ THƯỢNG SÁCH

Trong lịch sử 86 năm tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam, có lẽ chưa bao giờ các lãnh đạo đảng lại cảm thấy kém tự tin như hiện nay. Việc cầm quyền không do dân bầu ra khiến họ lúc nào cũng lo sợ bị mất quyền lực, khiến họ nhìn thấy ‘thế lực thù địch’ ở khắp mọi nơi. Ảnh minh họa. Nguồn: EPA.
Đàn áp là hạ sách, đoàn kết là thượng sách

BĐLB
Nguyễn Tiến Trung
21-10-2016
 

Đất nước đang gặp muôn trùng nguy khó, từ chuyện mới đây và mang tính địa phương như Formosa đến các chuyện lâu dài mà người dân cả nước ta thán như tham nhũng, nợ công cao, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, biển Đông, dân bị cướp đất, thực phẩm bẩn, y tế, giáo dục, giao thông… Nhiều lĩnh vực đã bị cả các nước nhỏ hơn như Lào, Campuchia qua mặt.

-->đọc tiếp...

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

KÊU GỌI ĐÓNG GÓP TÀI CHÍNH GIÚP NGƯ DÂN KIỆN FORMOSA



ĐÓNG GÓP ỦNG HỘ PHÁP LÝ CHO DÂN KIỆN FORMOSA

Cả ngày hôm qua, chúng ta đã thấy 600 người đại diện cho 600 gia đình ở vùng thuộc giáo xứ Phú Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An - một điểm nhỏ trong 4 tỉnh Miền Trung bị thiệt hại trực tiếp từ việc xả thải vô trách nhiệm của nhà máy thép Formosa - đi kiện.

-->đọc tiếp...

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

ANH BA SÀM VÀ CHỊ CẤN THỊ THÊU - NHỮNG NGÔN SỨ THỜI NAY


Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và Cấn Thị Thêu, họ là những ngôn sứ thời nay

Blog RFA

JB Nguyễn Hữu Vinh
18-9-2016

Thái Hà, ngày 18/9/2016, trước ngày nhà cầm quyền Hà Nội đưa vụ án Cấn Thị Thêu ra xét xử sơ thẩm và vụ án Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh cùng Nguyễn Thị Minh Thúy ra xét xử phúc thẩm. Đây là hai vụ án mà ai cũng biết đó là những đòn thù hèn hạ của nhà cầm quyền đối với những người đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận và quyền lợi về đất đai, tài sản của mình. Hàng ngàn giáo dân, những người bạn bè của các nạn nhân, thân nhân và nhiều người ngoài tôn giáo đã đến hiệp thông, cầu nguyện cho các nạn nhân.
-->đọc tiếp...

Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỰC CHẤT CỦA KIẾN NGHỊ



Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỰC CHẤT CỦA KIẾN NGHỊ

Thanh Tôn
19-12-2015

Kiến nghị được dùng trong tình hình xã hội Việt Nam (XHVN) hiện nay có giá trị xây dựng và hợp pháp, là các ý kiến đề nghị, được lập ra từ người dân VN và được gởi đến những người ăn lương của dân, yêu cầu họ làm hay không làm những việc cụ thể nào đó trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của họ…
-->đọc tiếp...

Thứ Hai, 8 tháng 6, 2015

KHÔNG AI ĐƯỢC PHÉP BIẾN CẢ DÂN TỘC NÀY THÀNH CHUỘT BẠCH


KHÔNG CHẾT MỚI LÀ LẠ

Tô Văn Trường


 
Không thể đưa dân tộc đi theo con đường mò mẫm như thí điểm con chuột bạch khốn cùng. Bản năng gốc như 5 mô men động lực của con người. Khái niệm bản năng gốc là cội nguồn có ý nghĩa cơ sở để xem xét khách quan mọi vấn đề, của mỗi cá nhân và của toàn xã hội. Nó luôn là động lực cho sự tồn tại và phát triển của muôn loài, trong đó có loài người. Nếu biết vận dụng “đồng pha” trên con đường phát triển đất nước, thì sẽ thấy rõ mê muội, lú lẫn và lạc lõng là đồng nghĩa với cái chết theo cả hai nghĩa đen và bóng.

-->đọc tiếp...

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Thái Doãn Hiểu: SỰ THẬT VỀ NHẬT KÝ ĐẶNG THÙY TRÂM

TRẢ LỜI CÁC CƯ DÂN MẠNG CÓ THAM GIA “BÌNH LOẠN” 
.
Thái Doãn Hiểu 
Thưa qúy ông qúy bà, ...

Sự thật về Nhật ký Thùy Trâm đã được giải quyết khá rốt ráo khi quyển sách ra đời năm 2005. Hàng ngàn bài báo đã vào cuộc. Kẻ khen khen hết lời, người chê chê tới số. Tôi thấy người ta mở diễn đàn rất sôi động bàn về tính chân xác của Nhật ký ĐặngThùy Trâm. Và họ đã đi đến kết luận sau: 

“Nhật Ký Đặng Thùy Trâm”: Sản phẩm dối trá, phản bội 

Việc tìm ra thông tin này không khó trong thế giới bùng nổ thông tin qua internet. Khi viết công trình triết học Minh triết Thật - Giả, tôi TDH đã huy động đến khoảng 300 nghi án văn học, nghệ thuật, cuộc đời để làm điểm tựa cho cho việc tranh biện triết học. Đặng Thùy Trâm là một trong số nghi án nhỏ đó. Là người làm triết học, tôi không quan tâm tới đời tư của Đăng Thùy Trâm mà chỉ lưu ý đến tính thật giả của nhân vật này. Tôi nghĩ rằng mỗi dẫn luận đã được bạch hoá trên mạng hoàn cầu thì khi dẫn nó chỉ cần viết rất ngắn gọn, không cần đối chứng cà kê. để chiều lòng những bạn đọc có trình độ thấp và mù internet, kẻo không quyển sách sẽ đội lên hàng ngàn trang không tiện cho việc in ấn. Và tai họa đã đến. Vì quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng (khách hàng), tôi đã chỉ cho các vị món hàng trên tay mình là hàng giả. Thay vì phải xem xét thật giả ra sao thì các vị lại nông nổi gom đá hè nhau ném tới tất vào ân nhân của mình. Tôi bị quý ông quý bà ném đá kiểu trung cổ suốt 5 ngày đêm không ngớt. Chỉ khi một cư dân mạng Văn nghệ và Cuộc sống tên là Võ Sơn hạ câu:

-->đọc tiếp...

BÀI VIẾT QUAN TRỌNG CỦA GS HOÀNG XUÂN PHÚ VỀ VỤ CHẶT CÂY

Giáo sư Viện sĩ Hoàng Xuân Phú. Ảnh: Nguyễn Xuân Diện

Oan ức trĩu Hồn Cây Hoàng Xuân Phú
chìm chung bể khổ
vạn người oan ức
huống hồ ngàn cây

Than ôi, mới ngày nào còn to khỏe, trẻ trung, đứng thẳng, vươn cao, tỏa bóng mát bên đường. Vậy mà nay tai họa "chủ trương" đã biến bạn thành cây thiên cổ. Thôi đành duỗi rễ xuôi cành mà bồng bềnh nơi chín suối, sung sướng chi mà tiếc nuối chốn Hà Thành.
-->đọc tiếp...

BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH TRẠNG ĐẠO VĂN NGÀY CÀNG GIA TĂNG

“Đạo văn” ngày càng đáng báo động
Báo Tuổi trẻ
30/05/2015 09:49 GMT+7

TT - Tỉ lệ sinh viên ĐH “đạo văn” ở một số trường ĐH VN chiếm tỉ lệ cao so với thế giới. Nhiều học viên cao học cũng bị hủy luận văn thạc sĩ, bài báo khoa học vì hành vi này.

Kết quả khảo sát tình trạng “đạo văn” của Trường ĐH Duy Tân - 
Ảnh: Minh Giảng - Đồ họa: V.Cường

Đây là những thông tin được đại diện một số trường ĐH đưa ra trong hội nghị “Liêm chính học thuật” do Trường ĐH Hoa Sen tổ chức ngày 29-5. Tùy từng trường hợp, “đạo văn” được xác định là hành vi sao chép hoàn toàn hoặc một phần nội dung bài viết hay tác phẩm của người khác vào sản phẩm của mình.

Trên 70% sinh viên “đạo văn”
-->đọc tiếp...

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

BÌNH CHỌN 10 SỰ KIỆN VÀ 10 NHÂN VẬT NỔI BẬT NĂM 2013


BÌNH CHỌN 10 NHÂN VẬT và 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2013

MƯỜI NHÂN VT NI BT NĂM 2013
1- Giáo sư Hoàng Xuân Phú với hàng loạt bài viết thức tỉnh đồng bào cả nước.
2- Xét xử vụ Đoàn Văn Vươn cho thấy công lý ở nước CHXHCN VN hôm nay thua xa tòa án thực dân cách đây hơn 80 năm.
3- Anh Đặng Ngọc Viết nổ súng vào quan chức giải phóng mặt bằng và sau đó tự sát
4- Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần với hai biệt lệ; Quốc tang và Từ chối Mai Dịch.
5- Nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên bị tuyên án treo, tòa án Long An buộc phải thả tại tòa.
6- Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn làm chấn động dư luận – từ đó kéo theo hàng loạt vụ án oan tầy đình khác đang cần được xem xét
7- Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng với các lời phát biểu và tuyên bố bị la ó dữ dội trong xã hội và trên truyền thông lề trái.
8- Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên bị sa thải vì đã phản ứng ngay lập tức phát biểu quy chụp của ông Nguyễn Phú Trọng.
9-  Báo chí và dư luận đòi bà Nguyễn Thị Kim Tiến từ chức Bộ trưởng.
10- Luật gia Lê Hiếu Đằngtừ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đó là sự hưởng ứng của Tiến sĩ, nhà báo Phạm Chí Dũng, Bác sĩ Nguyễn Đắc Diên

MƯỜI SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2013

1-Các Kiến nghị và Tuyên bố về Hiến pháp của: Nhóm 72 Nhân sĩ trí thức (19.1.2013), Hội đồng Giám mục (1.3.2013)…Truyền thông nhà nước (VTV và các báo tổ chức liên tục các đợt phản bác lại các bản Kiến nghị và Tuyên bố.
2- Diễn đàn Xã Hội Dân Sự ra đời.
3- Quốc hội thông qua Hiến Pháp – một bản Hiến pháp như cũ và thụt lùi so với bản Hiến pháp 1992.
4- Vụ nổ nhà máy z4 ở huyện Thanh Ba, tại tỉnh Phú Thọ làm hàng chục người chết và bị thương.
5- Bão lũ ở Miền Trung: Bão do Thiên nhiên và Lũ do sự tắc trách của các Bộ ngành và địa phương.
6- Hàng loạt vụ việc của ngành Y tế: Nhân bản ở Hà Nội, Vắc xin ở Quảng Trị, các ca đỡ đẻ làm chết trẻ em ở nhiều nơi, vụ thẩm mỹ viện Cát Tường.
7- Hòn đá bùa ở Đền Hùng và hàng loạt vụ việc liên quan đến tâm linh tín ngưỡng, ngoại cảm cho thấy một xã hội hoang mang khủng hoảng niềm tin trầm trọng.
8- Dân oan khắp các tỉnh thành trong cả nước kéo về Hà Nội để tố cáo và kiện các quan chức địa phương.
9- Việt Nam lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Nhân ngày Nhân quyền quốc tế 10.12.2013 hàng loạt vụ bắt bớ, hành hung, xâm phạm quyền con người khắp trong nam ngoài bắc.
10-  Các tù nhân Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) tuyệt thực để phản đối việc bị ngược đãi.

-->đọc tiếp...

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

CÔ THU UYÊN ĐÃ XIN LỖI NHƯNG LẠI TIẾP TỤC NÓI SAI SỰ THẬT

“Người trong cuộc” phản ứng vì lời xin lỗi 
có nhiều chi tiết “sai sự thật”

Phi Yến
Chiều 6/12 thông qua báo điện tử của Đài truyền hình Việt Nam, nhà báo Thu Uyên đã thay mặt chương trình NCHCCCL gửi lời xin lỗi tới khán giả cả nước và nói rõ về hai trường hợp sai sót của anh Nguyễn Hữu Thành tìm mẹ và Đại tá Đinh Hữu Tấn tìm con nuôi thất lạc. Trong văn bản xin lỗi chính thức của mình, nhà báo Thu Uyên ngoài việc khẳng định chương trình đã rút kinh nghiệm sâu sắc còn cho biết đây sẽ là bài học đắt giá để ê kíp chương trình cùng ghi nhớ, tuyệt đối tránh sai phạm. Tuy nhiên, ngay trong ngày 7/12, sau khi đọc được lời xin lỗi của nhà báo Thu Uyên, những người liên quan đến cuộc đoàn tụ nhầm của Đại tá Đinh Hữu Tấn đã liên lạc PV báo ĐS&HN để bày tỏ sự không đồng ý vì cho rằng VTV đã thông tin không chính xác.

Vợ Đại tá Tấn khẳng định chưa từng nhận được lời xin lỗi

Sáng 7/12, ông Nguyễn Ái Chi (có bút danh là Minh Nguyễn) ngụ Quận Gò Vấp, TP HCM, anh em kết nghĩa với đại tá Tấn, bày tỏ bức xúc: “Trong lời xin lỗi của mình, chị Thu Uyên có nói: “Khi phát hiện ra sai sót, những người làm chương trình đã thành khẩn xin lỗi những người trong cuộc và không làm họ tổn thương, bằng chứng là đã được họ thông cảm và luôn thân thiết từ đó đến nay”. Tôi muốn hỏi, chị Uyên đã xin lỗi gia đình Đại tá Tấn bao giờ, lúc nào?”. Ngoài ra, ông Ái Chi còn cho biết: “Tôi không nhớ rõ ngày, nhưng đó là vào tháng 11/2013, trong khi đang cùng gia đình ăn cơm tối, chị Thu Uyên đã gọi điện cho tôi. Chị bảo mãi rất lâu sau khi chương trình NCHCCCL số 11 phát sóng, mới biết chuyện nhầm lẫn. Thu Uyên còn cho biết, cách đây mấy năm, lúc Đại tá Đinh Hữu Tấn đột quỵ lần thứ nhất, chính chị đã gọi điện trực tiếp xin lỗi ông Tấn qua điện thoại”.

Để chứng minh lời nói của mình, ông Ái Chi không ngần ngại mời chúng tôi liên hệ với bà Tạ Thu Nhuần (vợ Đại tá Đinh Hữu Tấn, ngụ tổ 4, thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa), để kiểm chứng. Qua điện thoại bà Nhuần cho biết: “Tôi chưa nói chuyện với Thu Uyên bao giờ. Từ ngày chương trình phát sóng đến nay, gia đình chúng tôi không thấy tin tức gì của chương trình cả. Cách đây 20 ngày, chú Linh nào đó bảo là người của chương trình NCHCCCL gọi điện đến gia đình xin số điện thoại của Minh Nguyễn chứ cũng chẳng đả động gì đến vấn đề xin lỗi”. Khi chúng tôi hỏi về chuyện nhà báo Thu Uyên từng trao đổi với ông Ái Chi và cho biết đã xin lỗi Đại tá Tấn qua điện thoại, bà Nhuần tỏ vẻ ngạc nhiên: “Chồng tôi bị nhũn não có nói năng gì được đâu, ổng không thể nói nên lời, chỉ ậm ừ thôi. Hai năm nay, kể từ ngày ông Tấn đột quỵ, tôi bám suốt, chưa rời một bước nào. Mọi cuộc điện thoại, tôi đều là người nghe máy và tôi chưa từng nghe ai xin lỗi bao giờ”. 

Ngoài ra, bà Nhuần còn cho biết, năm 2011 gia đình bà nhận được “Báo cáo tổng hợp tài liệu, phỏng vấn nhân chứng và xác minh trường hợp Võ Văn Phước tại Củ Chi, con nuôi ông Đinh Hữu Tấn, tại Thanh Hóa, MS74” do ông Lê Cao Tâm (đội trưởng đội tìm kiếm chương trình NCHCCCL lúc bấy giờ) gửi đến. Nội dung tài liệu nói rõ vấn đề về sự nhầm lẫn của chương trình và quá trình đi xác minh, gặp gỡ nhân chứng để tìm ra “Phước thật”. “Khi đó, anh Cao Tâm bảo rằng vì thấy chương trình làm không đúng nên day dứt lương tâm mà tự bỏ tiền đi tìm giúp, rồi cho tiền Phước ra Thanh Hóa”, bà Nhuần nhớ lại. Tuy nhiên, trong lời xin lỗi của nhà báo Thu Uyên khán giả lại được thấy nội dung hoàn toàn khác: “Khi đã khẳng định Long không phải là Phước, nguyên đội trưởng tìm kiếm Lê Cao Tâm đã chủ động gửi báo cáo và thư xin lỗi, sau đó đã xin phép ông Tấn để đưa Võ Văn Phước và vợ con ra Thanh Hóa thăm ông. Ông Tấn đã thông cảm với chương trình và coi cả Long và Phước như con”. Tâm sự cùng chúng tôi, bà Nhuần bảo: “Thật ra gia đình tôi cũng cảm ơn chị Thu Uyên nhưng bản thân ông Cao Tâm chưa bao giờ nói đến việc đại diện chương trình đi tìm hay nói lời xin lỗi với gia đình chúng tôi. Trước đây anh ấy nói khác, bây giờ lại chối. Chúng tôi có sao nói vậy, sự thật thế nào thì nói thế, nhất định không giấu giếm và cũng không thêm bớt”. 

Bộ hồ sơ tìm kiếm anh Phước có trong tay ai?

Liên quan đến bộ hồ sơ này, trong một lần trả lời trước báo giới, ông Cao Tâm từng khẳng định: “Bộ hồ sơ thật chỉ có hai bộ, một bộ gửi Bác Tấn gồm có một báo cáo xác minh và một thư xin lỗi viết bằng tay của tôi. Tuy nhiên, vừa qua do biết nhiều người muốn có tài liệu này để phá công ty chúng tôi, vợ bác Tấn đã chuyển lại cho tôi cất giữ. Một bộ lưu hiện đang nằm trong nhà tôi. Có nghĩa rằng, tất cả tài liệu thật của vụ tìm kiếm anh Võ Văn Phước hiện chỉ mình tôi lưu giữ”. Tuy nhiên, bà Nhuần, tức vợ bác Tấn (như cách gọi của ông Tâm - PV) cho chúng tôi biết: “Làm gì có chuyện tôi gửi lại cho ông Tâm, tập tài liệu ấy sau khi nhận được từ ông Tâm, vợ chồng tôi cảm thấy vui vẻ và phấn khởi nên gửi lại toản bộ cho chú Ái Chi, vì là chỗ anh em thân nhau, có chuyện gì cũng nói với nhau nên chúng tôi chia sẻ cùng chú Ái Chi, hiện tập tài liệu trên đang nằm trong tay chú Ái Chi”. 

Nhận được nội dung thắc mắc từ phía người thân gia đình Đại tá Tấn, anh Phạm Văn Long và anh Võ Văn Phước chiều ngày 12/10, báo ĐS&HN đã liên lạc với ông Đỗ Minh Hoàng (Giám đốc Công ty Truyền thông Sài Gòn buổi sáng) nhằm lắng nghe ý kiến từ đơn vị phối hợp sản xuất Chương trình NCHCCCL của VTV. Tuy nhiên, sau khi nhận được nội dung thắc mắc do báo ĐS&HN cung cấp, ông Hoàng đã hẹn sẽ trả lời bằng văn bản. Nội dung giải đáp thắc mắc của Công ty Sài Gòn buổi sáng, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn đọc trong số báo tới.
clip_image002
Ông Nguyễn Ái Chi với PV. Ảnh Phi Yến

Con thật, con nhầm đều bối rối

Ngày 29/11/2013, sau khi đến nhà tìm gặp Phạm Văn Long và đăng tải bài viết “Xung quanh cuộc tranh cãi chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly “Tìm nhầm người” ở số 31, chúng tôi vẫn nhớ rất rõ thái độ bức xúc của anh lúc ấy. Anh nói: “Chương trình nhầm lẫn như thế nào, không biết được. Nhưng từ đó đến nay, dù đã lỡ rồi nhưng chẳng nghe chương trình nói gì. Tôi chỉ mong chương trình có một tiếng nói gì đó với bố Tấn”. Điều này trái ngược với khẳng định của nhà báo Thu Uyên trước đó, rằng đã “Thành khẩn xin lỗi những người trong cuộc và không làm họ tổn thương, bằng chứng là đã được họ thông cảm và luôn thân thiết từ đó đến nay”. Sau khi chương trình NCHCCCL đăng tải nội dung xin lỗi, chúng tôi quay trở lại gia đình Long thì được anh cho biết: “Cách đây bốn, năm hôm, người của chương trình NCHCCCL cũng mới lên quay phim, tôi nghe họ bảo có người nào đấy muốn chọc phá chương trình nên bức xúc lắm”. 

Trong lời xin lỗi, nhà báo Thu Uyên từng viết: “Long cũng là trẻ lạc trên đường Bảy, cùng hoàn cảnh như Phước, cũng có sẹo ở gót chân. Gia đình vợ Long cũng khẳng định Long vốn tên là Võ Văn Phước. Anh Long cho biết đã rất ao ước có được người thân, nên đã rất vui mừng nhận. Vì vậy, tìm ra vào tháng 2/2008, đến tháng 8/2008, chúng tôi cho xác minh lại lần nữa, rồi mới tổ chức đoàn tụ trong NCHCCCL số 11, phát trực tiếp ngày 4/ 10/2008”. Khi được hỏi về những vết sẹo, anh Long chỉ vào chân mình nói: “Gót chân tôi lúc nào cũng có sẹo hết, sẹo ở cả hai chân, từ hồi còn nhỏ tới bây giờ, nguyên nhân vì sao thì tôi không nhớ”. Về chuyện thất lạc trên đường Bảy, Long cho biết: “Mẹ dắt tôi đi tùm lum, thất lạc ở Lâm Đồng gì đó, chỉ nhớ nhất là lúc 7, 8 tuổi về ở với ông nội nuôi”. Tôi hỏi, sao ký ức của Long lộn xộn vậy, anh lại cười bảo: “Lúc lạc mẹ là 2, 3 tuổi, còn nhỏ quá không nhớ được, lạc ở đường số 17”. (Sau khi được tôi nhắc đường số Bảy, Long lặp lại: “À, đường số Bảy”). Về chuyện “Gia đình vợ Long cũng khẳng định Long vốn tên là Võ Văn Phuớc thì anh Long lại bảo: “Gia đình vợ tôi làm gì biết tôi tên Phước, ngay cả tôi cũng đâu có biết, chỉ khi anh Phan Hiếu đến tìm cho biết tôi ngày trước tên Phước, lúc ấy tôi mới biết, hoàn cảnh của tôi khổ sở như thế nào, gia đình vợ tôi biết đều là do tôi kể lại”.
clip_image004

Trang báo ĐS & HN đăng bài “Người trong cuộc...”

Sau cuộc nói chuyện cùng anh Long, chúng tôi tiếp tục tìm đến nhà anh Võ Văn Phước (ngụ ấp Tháp, xã Thái Mỹ, huyện Củ Chi). Cũng giống như Long, anh Phước ngơ ngác cho biết: “Cũng cách đây mấy tuần, chương trình NCHCCCL mới lên gia đình tôi, họ quay phim quay hình gì đó, làm tùm lum, tôi thấy ông Cao Tâm đứng ra nói chương trình đã tìm gặp gia đình tôi để xin lỗi và đưa ra nhà bố Tấn đoàn tụ. Rồi họ phỏng vấn tôi, biết gì thì tôi nói nấy. Họ đứng ở trước nhà tôi làm rùm beng lắm. Nhưng từ trước đến nay, ngay cả hôm ấy, tôi vẫn chưa bao giờ nghe họ nói xin lỗi trực tiếp với mình”.

Anh Phước cũng cho biết thêm: “Năm 2011, ông Cao Tâm lên nhà tôi cho biết vì bức xúc quá nên mới bỏ tiền túi ra làm thôi, chứ chưa hề nói đến chuyện đại diện chương trình để xin lỗi gia đình hay gì hết. Hôm rồi nghe ông nói khác, tôi thấy ngạc nhiên lắm”. Ngoài ra, anh Phước còn kể, năm 2011 ngoài bộ hồ sơ báo cáo ông Tâm gửi cho nhà Đại tá Tấn, ông này còn gửi cho gia đình anh Phước một bộ và nhà mẹ anh ở Vũng Tàu một bộ. Như vậy, hồ sơ ông Tâm gửi đi có tất cả 3 bộ và những bộ hồ sơ này hiện vẫn còn lưu giữ tại gia đình các nhân vật.

Khi trao đổi cùng phóng viên, anh Phước còn thật thà thắc mắc: “Ngộ lắm nha, trước khi chương trình NCHCCCL lên nhà tôi, tối hôm trước ông Cao Tâm gọi điện lên dặn đừng có đưa tập tài liệu ông ấy đã từng viết trước đây ra. Ngoài ra ông ấy còn bảo chỉ nói sơ sơ thôi, đừng nói gì ra hết để tránh phiền hà”.

P. Y.

Nguồn: Báo Đời sống & Hôn nhân số 33, ngày12-12-2013

-->đọc tiếp...

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2013

NXB HỘI NHÀ VĂN BỊ SÁCH NHIỄU VÌ ẤN HÀNH THƠ NGUYỄN THANH GIANG


NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN BỊ SÁCH NHIỄU 
VÌ ẤN HÀNH THƠ NGUYỄN THANH GIANG

Nguyễn Thanh Giang

Trưa 28 tháng 11, một cán bộ biên tập của Nhà Xuất bản Hội Nhà Văn gọi điện yêu cầu tôi nộp lại bản thảo tập thơ “Những Mẩu Quặng Dọc Đường”. Giọng ông ta có vẻ khẩn khoản. Ông nhắc tôi nộp ngay để kịp báo cáo cấp trên.

Tôi nhờ người đem nộp bản thảo, nhân tiện tìm hiểu xem có gì nghiêm trọng mà nghe giọng người nói qua điện thoại như bối rối, bất an.

Nhà Xuất bản cho biết họ đang cần tài liệu này để báo cáo gấp nhưng thận trọng không cho biết lý do. Mãi đến hôm qua, nhờ một người “thần thế” đến hỏi han thân tình, NXB mới cho xem tờ công văn sách nhiễu họ.

Nội dung như sau: 
Số 4755/CXB-QLXB 
V/v đình chỉ phát hành để sửa chữa cuốn “Những mẩu quặng dọc đường”.

Công văn cật vấn ba điều:

1- Tại sao duyệt xuất bản Thơ mà lại cho in cả những bài bình luận vào trong sách?
2- Tại sao cho in tới một ngàn cuốn?
3- Tại sao bản thảo chỉ 160 trang mà sách in ra lại gần 200 trang?

Và phán quyết:

“Với sai sót trên, Cục Xuất bản yêu cầu Nhà Xuất bản:

- Đình chỉ phát hành cuốn sách trên để cắt bỏ phần văn xuôi trong cuốn sách “Những mẩu quặng dọc đường”. Sau khi sách được sửa chữa nộp lại bản chữa cho Cục Xuất bản

- Văn bản báo cáo kết quả sửa chữa cuốn sách gửi về Cục Xuất bản trước ngày 30/11/2013”.

Phó Cục trưởng Phạm Quốc Chính ký tên

Không ai tưởng tượng nổi vì sao với những cật vấn dớ dẩn đến mức như vậy mà có thể căn cứ vào đấy bắt NXB Hội Nhà Văn phải đình chỉ phát hành cuốn sách.

Nhẽ ra NXB Hội Nhà Văn không cần bối rối khẩn khỏan tôi nộp tư liệu để làm báo cáo mà chỉ cần gửi công văn phúc đáp bằng các câu hỏi ngược trở lại như sau:

1- Xin hỏi, những bài bình luận ấy có sai sót, tội lỗi gì mà không được in vào sách? Sáu bài bình luận đã in đều là của những người có uy tín lớn trên văn đàn: nhà thơ Đinh Hải – giải thưởng Văn học Nghệ thuật Nhà nước năm 2007, nhà thơ Thanh Thảo – Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn Việt Nam, nhà thơ Ngô Văn Phú – giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2012, nhà báo Phạm Ngọc Luật – nguyên Phó Giám đốc Nhà Xuất bản Văn hóa Thông tin… 

2- Sách đã cho xuất bản tức là được coi như sẽ đến với công chúng để làm nhiệm vụ “chiến sỹ Văn hóa-Thông tin của Đảng” thì in càng nhiều càng tốt chứ? Một ngàn cuốn đâu phải là nhiều!

3- Bản thảo với sách in không cùng kiểu chữ, không cùng khoảng cách dòng nên số trang tất nhiên không trùng nhau. Kiến thức tối thiểu về ấn hành ấy mà Cục quản lý về xuất bản không nắm được sao?

Thực ra, cả Cục Xuất bản lẫn NXB Hôi Nhà Văn không ai dớ dẩn cả. Chẳng qua họ bị một Thượng cấp Lú nào sờ gáy nên phải chiều lòng ra roi dằn mặt nhau để chuyển ý thiên triều: từ rầy đừng xớ rớ dính dáng với cái bọn “Diến biến hòa bình” như Nguyễn Thanh Giang mà không phải đầu cũng sẽ phải tai. 

Vì nội dung Thơ đã “được” NXB đẽo gọt nhẵn thín nên họ không có lý gì để kết án phần Thơ, mà, giận cá chém thớt, họ quay sang cà khịa những người bình luận mặc dù họ không nêu được sai trái nào trong các bài bình luận ngoài tội dám khen Nguyễn Thanh Giang.

Mãn chiều xế bóng rồi, biết mình không còn làm được gì hơn ngồi gặm nhắm quá khứ. Được một số anh em nhắc nhở, khuyến khích nên tôi đã cặm cụi thu gom lại một mảng sức lao động đã từng bỏ ra rải rác trong hơn nửa thế kỷ, ngõ hầu góp phần “mua vui” cùng thế sự.

Không ngờ cái thiện ý của bạn bè tôi, của Ban biên tập NXB Hội Nhà Văn và tác giả không được thiên triều thể tất mà vẫn tiếp tục săm soi bằng căp mắt ngầu đục những tia đỏ dã thú. 

Vì sao họ mãi mãi kỳ thị và dai dẳng truy diệt tôi một cách dã man, độc ác, khốn nạn như vậy. Nhân danh Đảng lãnh đạo nhưng cho đến nay họ cứ giữ mãi cái tâm địa tiểu nhân, bẩn thỉu, đê tiện mà không biết nhục! 

Tham gia biên chế Nhà nước từ 1953, xung phong đi bộ đội chống Pháp, suốt từ ngày đi học, làm công tác, đến nay, tôi không những chưa hề vi phạm pháp luật mà cũng chưa hề bị kỷ luật vì tư cách đạo đức hay tác phong sinh hoạt bao giờ. Chẳng những thế tôi đã từng nỗ lực luyện rèn và cật lực lao động để có được những cống hiến không quá nhỏ cho nhân dân, cho đất nước. Tôi là người đầu tiên phát hiện khả năng chứa Uranium của tầng than Nông Sơn (nhà địa chất Trần Đức Lương – chủ tịch Nước – biết rõ điều này). Các mỏ Uran ở Miền Bắc đều manh mún. Nguồn cung cấp Uran sắp tới chủ yếu trông vào kết quả khai thác từ đây.

Trong những năm chiến tranh gian khó, thiếu thốn đủ đường, Phòng Thí nghiệm Nghiên cứu Cổ Địa từ đầu tiên ở Đông Nam Á do tôi thiết lập đã góp phần tự hào cho khoa học – kỹ thuật nước nhà…

Lăn lộn nhiều với thực tế, lại có dịp tiếp súc sớm với thế giới Phương Tây tiên tiến qua các Hội thảo, Hội nghị Quốc tế từ những năm 80, tôi nhận ra nhiều nghịch lý của chế độ ta. Tôi vô cùng căm phẫn khi hiểu ra rằng chỉ vì đường lối chủ trương sai lầm mà Đảng đã đưa dân tộc qua bao cuộc chiến tranh đẫm máu để rồi dẫn đất nước đến đói nghèo, tụt hậu ngày càng xa so với thế giới. Mặc dầu vậy, khi thể hiện quan điểm bất đồng tôi vẫn cố giữ thái độ ôn hòa, có tình, có lý. Do độc đoán, hợm hĩnh, nhiều nhà lãnh đạo không bằng lòng tôi nhưng chưa ai, chưa bài báo nào nói tôi sai những gì. Ngược lại, nhiều ý kiến lớn của tôi đã nêu từ hai mươi năm qua bị quy kết là chống CNXH, chống Nhà nước, phản động… nay được thừa nhận và đang xuất hiện trên báo Đảng ngày càng nhiều. Cho nên, khi được cho xuất bản tập thơ, tôi ngỡ Đảng đã sám hối và biết nghĩ lại. Không ngờ…! 

Tôi gẩn tám mươi rồi, không biết còn sống bao lăm nữa. Mấy dòng kể lể cà kê trên đây nhằm giãi bầy nỗi oan khuất cay đắng đằng đẵng. Mong Đảng hãy buông tha cho tôi để khi chết tôi còn có thể nhắm mắt. 

*

Tôi đã phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn so với lương hưu để in sách. Vì chưa đâu chính thức nhận được quyết định cấm lưu hành nên mong các cửa hàng sách cứ bán giúp để may ra tôi có thể thu hồi đủ vốn.

Xin chân thành cảm ơn NXB Hội Nhà Văn đã vì tinh thần nhân văn cao cả của thi ca mà sáng suốt nhận xuất bản cuốn “Những Mẩu Quặng Dọc Đường” với bản lĩnh đáng trân trọng.

Hà Nội, ngày Nhân quyền Quốc tế 2013
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 6 – Tập thể Địa Vật lý Máy bay
Trung Văn – Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

-->đọc tiếp...

CÁNH ĐỒNG MÙA ĐÔNG - tạp văn của Phan Cẩm Thượng

Cánh đồng mùa đông
- tạp văn của Phan Cẩm Thượng

Lúc ấu thơ, khi còn chưa biết rét là gì, tôi thường đi chơi trên những cánh đồng mùa đông. Lúa tháng mười vừa gặt xong, thửa ruộng cạn chỉ còn những gốc rạ trơ trụi. Từ gốc rạ ấy, những mầm lúa lại mọc lên xanh non, nếu để lâu chúng cũng kết bông trổ hạt, người ta gọi đó là lúa trau, có thể lùa trâu bò xuống ăn. Ngoài đồng, phân trâu bò được đắp thành những đụn tròn cao dần lên trên chừng nửa thước. Phân ủ trong đó rất ấm tỏa ra làn khói mờ. Đi cắt rạ lâu trên đồng, những ngón chân lạnh cóng đến mức không còn cảm giác gì, người ta phải hong chân trên nóc đống phân đó. Vài nhà nông tranh thủ cầy ải. Họ xới đất lật lên thành luống, để cho gió bấc hong khô đất, đợi sang xuân có nước về lùa những luống đất đó tan ra như bùn. Đôi khi người ta dùng vồ đập cho đất vỡ tan trước. Thơ Đỗ Trung Lai có câu rằng: Vài ba thửa ruộng cầy sớm / Đất quằn như vỏ đỗ phơi. Nhiều cánh đồng mùa đông thường bỏ hoang, người ta bảo là cho đất nghỉ. Nhưng nhà nông không dư giả, chẳng trồng lúa thì trồng mầu. Ở huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn, người Nùng Phản Sình thường trồng đỗ tương, thuốc lá và mía trên những dộc ruộng chạy sâu vào khe núi. Trong nhà ai nấy đều có những chum to. Chum thì đựng mật đã kéo, chum đựng thuốc lá mà cúi đầu vào mùi thơm phức, chum thì đựng đỗ tương. Ngay trong thời bao cấp đói kém, nông dân ở đây sống khá sung túc. Ở huyện Yên Dũng, Bắc Giang, mùa đông đồng được trồng bạt ngàn xu hào, có củ to đến hai cân. Xu hào nhiều khi bán rẻ cũng không được vì quá nhiều đành để thối. Mía, rau cải, xu hào, súp lơ, bắt cải… đều là những cây mùa đông cả. Bắp cải cần rét để quấn lá, cùng với súp lơ, xu hào tương truyền giống chúng từ tận phương Tây đưa sang ta, nhưng sang từ lúc nào không ai biết. Người thì bảo rằng hai trăm năm lại đây khi người Pháp mon men sang Đông Dương, người bảo rằng sớm hơn có đến bốn trăm năm, chắc do người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha đưa sang. Ý kiến khác lại cho rằng sớm hơn nữa qua con đường Trung Quốc. Những cánh đồng mùa đông bớt trơ trụi, khi có hoa mầu, mà hoa mầu thì nhiều mầu sắc, vừa đẹp lại vừa tăng thu nhập cho nhà nông. Cánh đồng qua đất Phú Thị, từ Sủi đến Keo, người ta trông rất nhiều hoa cải cúc để ươm giống. Từ đầu đông đến tết , nơi đây rực một mầu vàng hoa cải trải dài vài cây số, hương sắc trong veo. Tiếc rằng vài doanh nghiệp đã cắm đất. Đồng hoa cải bị cắt đoạn và thu hẹp, cảnh tượng cũng không còn biết bao lâu.

Ba mươi năm trước, nhiều người không biết đến áo rét và tất là gì. Cơm ba bát , áo ba manh, thế là không lo đói và rét. Ra đồng , rét quá thì so vai rụt cổ bận áo tơi, một thứ áo trùm như cái tùm hum làm bằng lá gồi , chủ yếu để che mưa, tay cầm cái bùi nhùi bện bằng rơm cong và dài như sừng trâu, có thể giữ lửa. Gom vài cọng rơm, gốc rạ và củi rác, lá cây thành đống và đốt sưởi ngoài đồng. Có thể lùi vài đoạn mía, củ khoai, củ sắn vào đó, ăn thì ngon vô cùng. Trẻ nghịch có khi bắt được con gà đi hoang, vặt lông đắp bùn nướng, thế là có đại tiệc. Tiệc xong, thì lựa theo hướng gió mà ngồi giữa đồng đại tiện. Nhất quận công / Nhì ỉa đồng chính là cái này.

Xưa kia mùa đông thường kéo theo những cơn mưa, gọi là mưa phùn gió bấc, thì khiếp lắm . Nay mùa đông khô cằn , rét lại không liên tục, xen kẽ những đợt nóng như mùa hè, nên khí âm – dương trong người thường đảo lộn, sinh nhiều bệnh tật . Những cơn gió Bắc tuy vậy cũng rất lạnh, và càng có tuổi , người ta càng sợ nó. Người Việt gọi là gió Bấc. Khi gió bấc về là trở giời. Tục ngữ có câu: Trở dạ thì ngay. Trở ngày thì cữ . Nghĩa là trở giời ban đêm thì thường sẽ ấm trong một hai hôm, nếu trở giời ban ngày thì rét đến một tuần. Có hỏi vài nhà khoa học về điều này, cũng là gió phương bắc xuống, tại sao xuống ban đêm thì rét ngắn, xuống ban ngày thì rét dài, không ai giải thích thấu đáo. Nhưng tôi thích gió bắc như là một cảm hứng thi ca nhiều hơn. Cổ thi có câu: Việt điểu sào Nam chi / Hồ mã tê Bắc phong. Nghĩa là : Chim Việt làm tổ cành hướng Nam / Ngựa Hồ hí gió Bắc. Câu này ý nói loài vật còn có quê hương, nữa là con người. Cụ Phan Bội Châu lấy tự hiệu cho mình là Sào Nam, chắc là ý như vậy. Khi mùa xuân tới, những làn gió thổi từ biển Đông vào đất liền, không khí dần ấm áp, nên người xưa gọi gió Xuân là Đông phong. Như câu : Đông phong bất độ Ngọc Môn quan – Gió xuân chẳng thổi qua Ngọc Môn quan. Ngọc Môn quan là nơi hẻo lánh ở miền tây Trung Quốc, vừa lạnh vừa khô, nên buồn lắm. Vua Trần Nhân Tông có câu: Như kim khám phá Đông hoàng diện / Thiền bản bồ đoàn khán trụy hồng – Chúa xuân nay đã từng quen mặt / Chiếu cọ gường sư ngắm bóng hồng. Ban đêm, nằm trong nhà tranh vách đất , nghe gió bấc hú mà ớn lạnh, một bữa thấy đợt gió ấm áp thổi tới, là biết xuân về. Ở nước Nam ta, thì lúc giao thời đôi khi có cả gió bấc, gió xuân và gió nam.

Nhiều cụ già nông thôn rét mấy cũng không đi tất. Đối với đôi bàn chân quen trần, hình như bít tất rất vướng. Da chân nhà nông cũng dầy hơn da chân người thành thị. Mùa đông, cũng vẫn phải lội ruộng cầy bừa và cấy. Đôi khi muốn cải thiện, đi bắt ếch nằm trong hang. Tương truyền rằng, đầu rét, mỗi con ếch ngậm một con cua và ở lỳ trong hang cho hết đông. Đầu làng, đầu ruộng nhiều đống rác và đống rơm rạ được đốt lên khói bay nghi ngút . Tro than này lại tải ra ruộng làm phân bón. Làn khói xanh trong giá lạnh hình như làm cho giời ấm hơn . Xưa nông dân đun bằng củi và rơm, khói xanh trườn trên mái bếp, rồi tỏa vào lũy tre đượm một vẻ thanh bình. Nên họa sỹ thời Đường Hàn Hoảng khi vẽ tranh Năm con bò, có chua câu thơ rằng: Thái bình bản vô tượng / Thảo xá xuy yên phủ . Nghĩa là: Cảnh thái bình vốn không có hình tượng / Hãy nhìn lớp khói xanh trườn trên mái nhà tranh. Gió mùa đông thổi ù ù trên những ngọn cây, đôi khi rít lên, quấn rơm rạ quay tròn rồi tung lên trời. Gió làm búi tre cọ vào nhau kêu kẽo kẹt và dứt từng tầm liếp ra khỏi cửa . Mèo chó chúi hết vào bếp và những cây rơm. Ông bà già ho húng hắng, chỉ lo ngã là chầu trời. Gió bấc là một ma lực, hơn cả việc đem cái lạnh từ phương bắc tới, nó làm cho thanh niên rất hứng tình, nhưng lại tháo từng khớp xương của người già. Những cánh đồng làng trông hoang vu hơn, đất như bạc mầu hơn khi những cơn gió lướt qua mặt và những ngôi miếu giữa đồng trông ảm đạm hơn bên gốc cây đa cổ kính. Cuối đông vài cây đu tre sẽ được dựng trên vạt ruộng, cho nay mai tha hồ mà anh đu chị nhún, úp ngửa trên gió giời, mới thích làm sao .

Phan Cẩm Thượng
2008

*Bài viết do Họa sĩ Phan Cẩm Thượng gửi Nguyễn Xuân Diện-Blog.
Xin chân thành cảm ơn tác giả!
-->đọc tiếp...

EM ƠI ĐÔNG LẠI VỀ - Mai Thanh Sơn

Em ơi đông lại về ....
Mai Thanh Sơn
 
Mưa. Và gió lạnh.
Thu tàn. Đông đã về thật rồi.
Chợt thấy nhớ những ngày đông giá của một thời đã xa. Nhớ những cánh đồng rơm rạ. Mỗi sáng sương chưa kịp tan, mẹ đã chân trần cuốc đất. Mình và bạn bè co ro đến lớp. Mỗi đứa 1 cái lò sưởi mini bỏ đầy trái phi lao. Khói nghi ngút suốt dọc đường làng. Suốt 10 năm đi học phổ thông, lúc nào cũng chỉ có 1 bộ quần áo lành lặn. Áo rét thì không phải năm nào cũng có. Lớp học nào cũng trên 50 đứa, không khuôn mặt nào không bầm tím giá. Không khuôn mặt nào không xơ xác đông. Không khuôn mặt nào không đau đớn đói. Cả ngày chỉ ao ước có một manh áo ấm. Một bữa cơm no. Đêm, nằm ổ rơm bên bếp lửa. Co ro ôm lưng bà ngoại. Những đêm thật dài.
Năm tháng đã xa. Không còn rét. Không còn đói. Tưởng những mùa đông đã vĩnh viễn xa. Nhưng hình như không phải vậy. Hàng ngày vẫn phải nghe những lời dối trá của đám Người Thú với trái tim vô cảm, giá băng. Biết là mùa đông vẫn còn dài... 
Chuyển mùa
Nguyễn Xuân Diện

Thế là mùa thu đã đi. Nhẹ nhàng và bâng khuâng như khi thu đến. Mới hôm nào thu khôi nguyên còn ngại ngùng e lệ, thế mà nay thu đã đi rồi!

Một sáng ngủ dậy, ngóng trời qua cửa sổ đã thấy gió lạnh kéo về. Nao nao nhớ tiếc một cái gì đó rất chi là vu vơ. Sắc trời cao xanh khoáng đạt của mùa thu đã không còn nữa. Bầu trời đã xám màu chì. Loáng thoáng vẫn gặp những đàn chim đi trú rét ở phương Nam xa xôi. Da thịt bắt đầu săn lại. Buổi sớm đã ngại dậy rồi!

Đã bắt đầu ngưỡng cửa mùa đông. Thiên nhiên huyền bí đang thực hiện cuộc chuyên giao âm thần giữa hai mùa. Mùa đông, sương bắt đầu dày, đêm bắt đầu dài. “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”. Ngồi trong phòng hay đi giữa phố vào buổi chiều cứ thấy u u mê mê, không còn biết đến thời gian nữa. Chiều nay qua ngõ chợ đã thấy các thức mùa đông bày ra, nào cà chua, bắt cải, súp-lơ, khoai tây …

Gió lạnh đã về. Phố xo ro trong những tấm áo choàng ấm áp. Trời lạnh, mọi người, mọi thứ dường như co lại, chỉ có sắc màu là bung ra. Nhiều cửa hàng, cửa hiệu đã bán đủ các sắc màu, đủ các kiểu dáng áo ấm. Hà Nội mấy năm nay có nhiều chợ quần áo. Quần áo bày bán la liệt khắp các dãy phố, mới có, cũ có, Tây có, Tàu có…Ai mua gì tuỳ chọn. Những món đồ cũ, hàng viện trợ làm cải thiện về cái ăn cái mặc của đông đảo lớp người bình dân ở thành phố. Trước kia, muốn có bộ com – lê, phải dành dụm hàng năm trời mới có được. Nay, tiền nào áo ấy, muốn có là có liền. Phố xá nhờ thế thêm đẹp, đẹp cho cả mùa đông lạnh giá…

Thu đã đi rồi. Không ai níu kéo được. Mùa đông đã về. Mùa này mới thực sự là mùa rụng lá - sự thách thức của muôn loài thảo mộc trước cái khắc nghiệt của mùa đông.

Gió lạnh lùa trên những phố dài thưa vắng mỗi đêm. Người ta ít ra đường hơn. Mùa đông người ta tụ họp ở gia đình. Bên ấm trà hay tách cà phê, đàn ông đọc báo xem truyền hình, đàn bà đan len, dạy dỗ con cái. Thật hạnh phúc cho những ai có một mái ấm để trú ngụ bình yên.

Gió vẫn thổi lạnh. Thương lắm những kẻ không nhà. Áo khăn mỏng mảnh, lăn lộn giữa biển người trong cuộc mưu sinh.

Đông về. Nhớ những ngày xưa, nơi quê nhà những chiều cùng em chăn trâu bên sườn đồi. Một cái ống bơ với mấy quả phi lao quay tít trong gió chiều làm đỏ hồng đôi má. Em nhặt thêm những quả phi lao xinh xắn, chụm đầu thổi lửa cùng ta. Mấy củ sắn nướng thơm bùi chúng mình vui suốt chiều đông lạnh.

Đông về. Nhớ xưa, tối tối bên bếp lửa hồng, khi đã xong bài vở, ngồi nghe ông kể chuyện ngày xưa, trong tiếng gió bấc rú gào ngoài phên liếp. Ngoài vườn, tiếng côn trùng rên rỉ như những hồn ma trong chuyện cổ hiện về…

…Một chuyến tàu kéo còi vào ga khi đêm khuya gió lạnh. Bao người nhỡ nhàng đêm nay. Ghế đá lạnh nằm cho qua đêm đông. Lòng đã gửi cố hương xa xăm. Thu Hà Nội đã đi trong niềm nhớ nhung bâng khuâng!

Đông đã về. Một cơn gió lạnh vần vũ kéo về cuốn theo bụi đường khô hanh như làn bụi cuốn lên từ cỗ bánh xe thời gian của thiên nhiên bí hiểm. “Thu qua đông lại, bồi hồi sắp xuân”. Có đúng thế chăng?

Hà Nội Mới Chủ Nhật No.244, 21.11.1993

-->đọc tiếp...

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Chuyện lạ làng báo: BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT MỘT NGÀY RA 2 SỐ BÁO

CHUYỆN LẠ LÀNG BÁO:
BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT MỘT NGÀY RA HAI SỐ BÁO

Cầm trên tay hai bản báo in Đại Đoàn Kết ngày 7.12.2013 được gửi tới, bạn đọc không biết đâu là bản thực, đâu là bản giả? đâu là bản chính, đâu là bản phụ?. Vì hai bản in này có nội dung khác nhau. Theo giấy phép: Mỗi ngày báo Đại Đoàn Kết chỉ được phép xuất bản 1 kỳ báo. Lẽ tất nhiên là nội dung của mỗi kỳ báo này phải giống nhau, phải là một. Thế nhưng, ngày 7/12/2013, báo Đại Đoàn Kết đã phát hành cùng một kỳ báo đề số 341 nhưng nội dung lại có sự khác biệt.

Trang Nhất một bản báo in rút tít bài viết của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Hiến pháp sửa đổi là đảm bảo chính trị - pháp lý vững chắc để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đồng lòng vững bước tiến lên trong thời kỳ mới”. Trang 2 và 3 của bản in này in trọn bài viết này.




 Trong khi đó, Trang Nhất của bản báo in khác lại rút tít bài: “Quy chế dân chủ: Khẳng định vị thế Mặt trận trong xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân” của tác giả H.Loan – H.Vũ phỏng vấn ông Nguyễn Văn Pha – Phó Chủ tịch Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam. Trang 3 bản báo in này ngoài việc đăng bài phỏng vấn Phó chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha còn đăng thêm 4 tin sâu, mục dự báo thời tiết và chùm tranh biếm họa: “Chuyện làng: Vui uống rượu… tắc tử!” của họa sĩ Choai nữa. Trang 2 của bản báo in này ngoài việc đăng bài viết: “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Tham nhũng phải trị tận gốc” của tác giả Lục Bình như bản báo in kia còn đăng thêm 4 tin sâu nữa. 





Bạn đọc băn khoăn không biết bản báo in nào là bản phụ? Bản in có bài của Chủ tịch Quốc hộiNguyễn Sinh Hùng hay bản in bài phỏng vấn Phó Chủ tịch UBTWMTTQ Việt Nam Nguyễn Văn Pha? 

Muốn thay đổi đối tượng phục vụ, thay đổi phạm vi phát hành chủ yếu thì phải xin phép lại theo Điều 20 Luật Báo chí; Muốn tăng thêm số phụ cũng phải xin giấy phépcủa cơ quan quản lý báo chí theo  Khoản 2 Điều 21 Luật Báo chí quy định.

Đến nay, bài viết vu khống Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Vũ Trọng Kim và Ban Thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam trong bài viết: “Ban Thường trực UBTWMTTQ Việt Nam kiến nghị: Xây dựng Khu tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại số nhà 30 Hoàng Diệu” chưa được xử lý, và thêm sai phạm này thì không biết nguyên nhân sai phạm của Ban Biên tập báo Đại Đoàn Kết do hiểu biết pháp luật và năng lực nghề nghiệp kém cỏi hay do biết nhưng cố ý làm trái?. 
P. V
    
Nhà báo Hữu Nguyên bình luận:
 

Cùng một ngày, một số báo (số 341, ra ngày thứ bảy, 7/12/2013) báo Đại Đoàn Kết phát hành tới những hai bản in có nội dung khác nhau.

Nếu đây là lỗi kỹ thuật, lỗi nhà in hay là lỗi của bất kỳ ai đó, bất kỳ bộ phận nào đó trong quy trình sản xuất thì ngay lập tức trong số báo tiếp theo Ban biên tập báo Đại Đoàn Kết phải nhận trách nhiệm và có lời đính chính, xin lỗi bạn đọc. Thế nhưng, không hề có chuyện xin lỗi, nhận khuyết điểm, sửa sai nào cả của BBT báo này cho tới nay (sau gần một tuần lễ trôi qua).

Vậy có thể hiểu như thế nào về hiện tượng kỳ lạ này ở báo Đại Đoàn Kết? Càng thêm bằng chứng cụ thể, rõ ràng về cách làm báo lôm côm của ông tổng biên tập Đinh Đức Lập.
-->đọc tiếp...