Tạo sĩ hiển hồi (Người thi đỗ Tiến sĩ ngạch võ vinh hiển trở về quê). Tranh dân gian. |
LỊCH SỬ VÕ CỬ Ở NƯỚC TA
Nguyễn Thúy Nga
Thuật ngữ "khoa cử" đã được biết đến với lịch sử hàng nghìn năm và gắn liền với người đỗ là các Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa, Tiến sĩ, Hương cống, Cử nhân v.v... Còn "võ cử" với các Tạo sĩ, Võ tiến sĩ, Võ cử nhân v.v. bắt đầu từ bao giờ, có lịch sử phát triển như thế nào, thì dường như chưa được quan tâm đúng mức.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một cách khái quát lịch sử võ cử ở nước ta thời phong kiến, từ khởi thủy đến khi kết thúc.
1. Từ đời Lê sơ về trước:
Sử sách lần đầu tiên ghi năm Thiên Phúc thứ 7 (986) đời Tiền Lê, chọn trong dân, lấy những người trai tráng khoẻ mạnh, biết võ nghệ sung vào quân ngũ. Đời Lý - Trần vẫn theo phép tuyển quân như vậy nhưng biên chế luân phiên, người nào già yếu thì thải về, chọn dân binh khỏe mạnh thay thế.
Đời Lê sơ bắt đầu có lệ khảo thí. Năm Thuận Thiên 2 (1429) sắc cho các quan văn võ trong thiên hạ, từ tứ phẩm trở xuống, văn thì thông kinh sử, võ thì thông võ kinh đến tháng 5 năm sau (1430) tập trung ở Đông Kinh để khảo thí. Quan võ thi võ kinh và pháp lệnh kỳ thư.
Đến đời Lê Thái Tông có lệ khảo xét võ nghệ các tướng hiệu. Phép khảo xét gồm 3 môn: bắn cung, ném lao, lăn khiên để so đọ được thua. Cả 3 môn đều trúng thì cấp lương toàn phần, người nào không trúng sẽ bị giảm. Việc này sau định làm lệ thường.
Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức 9 (1478) định lệ thưởng phạt kỳ thi đô thí (tức kỳ thi võ nghệ ở kinh đô), chỉ thi cung tên, kiếm, mộc để định hơn kém, phép thi chưa được kỹ càng. Năm Hồng Đức 17 (1486) quy định cho cháu trưởng những người tước công, hầu, bá, tử, nam và con trưởng các quan văn quan võ hàng nhị phẩm, tam phẩm, người nào xin học tập võ nghệ thì do viên quan trong Cẩm y vệ luyện tập, hàng ngày đến trường thi võ nghệ ở phía tây kinh thành tập các môn bắn cung tên, phóng lao tay và lăn khiên. Đến cuối mùa đông thì khảo hạch. Học tập 3 năm, viên quan ở Cẩm y vệ khảo thi, nếu thấy đạt yêu cầu thì đưa sang dự thi ở Bộ Binh. Người nào khảo thi đỗ sẽ được bổ vào chức Võ uý.
Xem như vậy có thể biết từ đời Lê sơ trở về trước, việc tuyển lính và thi võ nghệ rất đơn giản, chưa đặt ra các trường học và chưa tổ chức thi theo chương trình.
2. Đời Lê Trung hưng
Đầu đời Lê Trung hưng, hàng năm vẫn theo lệ giảng tập và khảo duyệt như trước. Đến niên hiệu Bảo Thái đời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh là Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương mới phỏng theo phép nhà Đường, nhà Tống, nhà Thanh ở Trung Quốc thi võ để tuyển chọn nhân tài.
Sự kiện chúa Trịnh Cương cho mở trường võ học vào năm Bảo Thái 2 (1721) và đặt chức quan Giáo thụ dạy con cháu các quan học võ nghệ, võ kinh có thể coi là sự khởi đầu cho việc học và thi võ cử ở nước ta.
Tháng 8 năm đó cho các triều thần bàn thi hành nội dung học và phép thi võ. Lại lệnh cho con cháu công thần và con cháu bầy tôi đều được vào nhà võ học, luyện tập chiến lược trong võ kinh và các môn võ nghệ. Hàng tháng đều có tổ chức thi, gọi là tiểu tập. Mỗi quý thi một kỳ vào tháng giữa của quý đó, gọi là đại tập. Hàng năm, vào mùa thu mùa xuân tập võ nghệ; mùa đông mùa hạ học võ kinh. Qua các kỳ thi trong năm, tức 12 lần tiểu tập và 4 lần đại tập, nếu người nào trúng tuyển sẽ được Giáo thụ trực tiếp giảng dạy đề cử để bổ dụng. Lại mở rộng dạy võ bằng cách thi cưỡi ngựa, bắn cung, giảng dạy thao lược làm cho các võ sĩ ngày càng tinh luyện rồi chọn người có tài mà bổ dụng.
Năm Quý Mão niên hiệu Bảo Thái 4 (1723), tháng 10, bắt đầu bàn định mở khoa thi võ(1), cứ 3 năm mở 1 kỳ như lệ bên văn khoa. Lấy các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Sở cử; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Bác cử. Thi Sở cử là kỳ thi tổ chức ở các trấn, chọn người đỗ cho dự thi ở Kinh. Thi Bác cử là kỳ thi tổ chức ở Kinh đô, những người đỗ Sở cử mới được dự kỳ thi này, và chỉ tổ chức thi một kỳ chứ không chia ra thi Hội và thi Điện như văn cử.
Đối với kỳ thi Sở cử, quy định tất cả các thuộc viên ngoại binh, võ sinh ở các đội Thị nhưng cùng là dân đinh, ai có tài trí mưu lược hơn người và các quân sĩ có học tập võ nghệ đều được dự thi Sở cử. Vào năm có khoa thi, đầu tuần tháng tư năm này, quan bộ Binh khải lên chúa Trịnh, xin chiếu lệ mở khoa thi, chúa chuẩn khải, vào tháng 10 thì thi hành.
Kỳ thi này tổ chức ở nhà Võ học. Chúa Trịnh cho cử một viên quan võ làm Đề điệu, 2 viên Giám thí, 2 viên Giám khảo, 4 viên Phúc khảo, 4 viên Đồng khảo, dùng cả quan võ lẫn quan văn. Quan trường võ cử khoa này cũng chính là quan trường của kỳ thi Hương văn cử. Còn các viên Tuần xước, Thể sát, Thu quyển, Di phong, Soạn hiệu và Tả bảng nhất luật đều theo thể lệ trường thi Hương bên văn, mỗi chức 1 viên. Cử các viên Tá nhị ở các phủ, huyện, châu trong xứ ấy, mà người nào thanh liêm, công bằng mới được tiến cử cho làm. Người nào quê ở trong xứ có trường thi thì không được sung vào làm quan trường.
Khoa này số người dự thi khá đông. Trường nhất thi lược vấn có 572 người, chọn được 188 người tương đối thông thạo về đại nghĩa. Trường nhì thi võ nghệ, gồm 172 người. Lấy 12 người vào hạng tam thắng, 16 người hạng nhị thắng, 17 người hạng nhất thắng, 21 người vào hạng bình phân. Có 6 người vào hạng thiếu 1 điểm nhưng vì thân thể, diện mạo, can đảm, sức lực có phần khá nên được lấy trúng. Lại có 14 người vào hạng nhất thắng nhưng thân thể, diện mạo, sức lực đều bình thường nên không được lấy trúng. Chúa Trịnh Cương ngự ở nhà Võ học, sai quan trường dẫn 62 người được lấy trúng về môn võ nghệ, đều là môn múa siêu đao và lăn khiên vào yết kiến. Ngày hôm sau thi bài văn sách, hỏi 6, 7 câu về phương thức đánh trận, địa hình bày trận và một bài thơ Tu tạo bảo pháp. Về môn thi võ nghệ, tức trường nhì, người nào trúng được làm Sinh viên, quan viên tử, quan viên tôn (con và cháu các quan viên) trúng được làm Biền sinh. Về môn văn sách, tức trường 3, người nào trúng được là Học sinh; quan viên tử, quan viên tôn trúng được làm Biền sinh hợp thức. Những người này chờ đến năm sau vào thi Bác cử.
Đó là kỳ thi Sở cử đầu tiên tổ chức vào đời Lê và cũng là đầu tiên ở nước ta.
Năm sau, Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724), tháng 9 theo bàn định năm trước, chúa Trịnh Cương bắt đầu cho mở trường thi Bác cử. Kỳ thi này diễn ra ở phường Thịnh Quang, nay là phường Thịnh Quang, quận Đống Đa Tp. Hà Nội(2). Năm này là năm mở khoa thi Bác cử đầu tiên nên chúa Trịnh Cương rước vua Lê Dụ Tông đến xét duyệt, còn các khoa sau chúa Trịnh tự quyền khảo xét. Để chuẩn bị cho kỳ thi, các thí viện, khảo viện và nhà cửa ở cả nội trường và ngoại trường đều được xếp đặt đầy đủ. Lại dựng Quan thí lâu (lầu duyệt thi) giống như thể chế điện Giảng Võ.
Kỳ thi Bác cử cũng gồm 3 trường: Trường nhất hỏi 10 câu trong bộ Võ kinh thất thư, trường nhì thi võ nghệ, trường 3 thi văn sách hỏi về thao lược binh gia. Người nào trúng cách được làm Tạo sĩ, được bổ dụng ngang với Tiến sĩ bên văn khoa. Người nào 2 trường đệ nhất đệ nhị võ nghệ tinh thông thành thạo mà trường văn sách không hợp thức thì chọn lấy người trội nhất trong số đó cho đỗ Tạo toát (hoặc còn gọi là Toát thủ), cũng cho bổ dụng ngang người đỗ Tạo sĩ. Các binh trong ngoài kinh đến kỳ thi Bác cử thì cũng cử người đến khảo thí ở sân phủ chúa, tùy tài lĩnh thưởng chứ không được lấy đỗ như các Tạo sĩ(3).
Khoa này lấy bọn Nguyễn Công Tự 11 người đỗ Tạo sĩ xuất thân, ngoài ra thì cho đỗ Tam trường. Đó là 11 Võ tiến sĩ đầu tiên của nước ta. Trong số này, Văn Đình Dận (người thôn Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), Hoàng Nghĩa Bá (người xã Hoàng Vân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) và Nguyễn Thì Lỵ (người xã Đông Vĩ, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội) sau đều là các danh tướng một thời.
Từ đó về sau, cứ theo lệ 3 năm mở một khoa thi. Đời vua Lê Dụ Tông mở khoa thi thứ 2 vào năm Bảo Thái 8 (1727). Khoa này lấy đỗ 5 người.
Đến năm Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường, triều thần bàn luận, cho rằng lựa chọn tài "can thành"(4) trước hết phải căn cứ vào kỹ năng và sức mạnh. Những khoa thi trước đây, trường đầu hỏi về nghĩa sách võ kinh để thải bớt những người kém, người có kỹ năng và sức khỏe nhưng chưa thông binh thư tất sẽ bị đánh hỏng. Cũng có khi có người vì nhờ người làm bài mà trúng tuyển. Đến trường thi võ nghệ, mỗi môn thi theo từng hiệp, hai người lấy một người thì thực tế số người tài giỏi ưu tú bị loại mất một nửa, còn số kém cũng có một nửa được lấy đỗ. Do đó bèn theo thể chế thi võ ở đời Thanh bên Trung Quốc mà bàn định lại: Trường nhất thi giương cung múa đao. Trường nhì tham bác phép thi của Trung Quốc và nước ta quy định thi bắn cung, múa kiếm và cưỡi ngựa múa đâu mâu. Về môn bắn cung thì chia ra cưỡi ngựa bắn cung và chạy bộ bắn cung, mỗi thứ một tao. Trường ba thi văn sách, hỏi sơ lược những điều chép trong Võ kinh thất thư để xem học lực, sau đó khảo kỹ về phương pháp mưu lược việc binh để biết tài năng.
Năm Vĩnh Khánh 4 (1732)(5) chúa Trịnh Giang(6) cho rằng các khoa Bác cử lấy đỗ có hạn, có khi bỏ sót mất nhân tài. Bèn theo lệ bên văn cử có khoa Hoành từ để đặt ra khoa Hoành tuyển khảo hạch riêng môn võ nghệ. Phàm các quản binh xuất thân từ chánh phó đội trưởng binh Thị hậu trở lên, các tùy viên thuộc hiệu, các Biền sinh, những người thi Bác cử dự trúng nhị trường đều được ứng thí. Người nào đỗ được bổ dụng. Khoa Hoành tuyển không thấy sử sách ghi phép thi thế nào, thể lệ đỗ ra sao, tổ chức được mấy khoa và bao nhiêu người được lấy đỗ? Nhưng xét khoa Hoành từ(7) của văn khoa thấy sử ghi đặt ra hồi đầu đời Lê sơ, năm Thuận Thiên 4 đời vua Lê Thái Tổ (1431). Hoành từ có nghĩa là lời văn dồi dào, rộng rãi khoáng đạt, tỏ ra có lực học cao sâu. Thi Hoành từ là để chọn người văn hay học rộng, mà cũng chỉ người nào đã đỗ Hương cống, tức đã đỗ thi Hương, vào thi Hội không trúng cách mới được dự thi, cốt là để lấy những danh sĩ bị bỏ sót, do đó mà cất nhắc bổ dụng. Khoa Hoành tuyển đặt ra hẳn cũng là có ý nghĩa như vậy.
Từ đó về sau khoa thi võ được mở đều đặn, nội dung thi không có gì thay đổi. Trong 69 năm, triều Lê Trung hưng đã mở được 19 khoa, lấy đỗ 199 Tạo sĩ (trong đó, có 59 Tạo sĩ xuất thân và 140 Đồng tạo sĩ xuất thân).
Cụ thể như sau:
3. Đời Nguyễn
Năm 1836, vua Minh Mệnh đã ban chỉ dụ cho Bộ Binh chuẩn bị bàn bạc đặt khoa thi võ. Chỉ dụ viết: "Khoa thi võ từ trước đến nay chưa từng được đặt ra(8). Nay có những người giỏi giang nghề võ, dũng cảm, mưu lược, biết võ kinh, phải nên rộng ơn thu nạp để phòng khi dùng đến. Vậy cho sang năm bàn đặt khoa thi võ"(9). Phép thi cũng 3 năm mở một khoa, lấy các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu thi Hương võ và các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất mở khoa thi Hội võ. Phép thi mỗi khoa cũng có 3 trường: trường nhất thi nhấc vật nặng; trường nhì thi côn, quyền, đao, lăn khiên tay; trường ba thi bắn súng điểu thương. Như vậy thì nội dung thi Hương võ cử đời Nguyễn đã không thi võ kinh, chỉ chú trọng thi các môn võ nghệ. Học vị ban cho người thi đỗ cũng tham chước bên văn khoa mà thay đổi. Năm Minh Mệnh 9 (1828) đổi gọi Hương cống là Cử nhân; Sinh đồ là Tú tài. Vì vậy bên võ cử cũng đổi gọi là Võ cử nhân và Võ tú tài. Thi Hội võ cũng gồm 3 trường và nội dung thi cũng giống thi Hương võ cử nhưng yêu cầu cao hơn: môn nhấc vật nặng phải xách nặng hơn, môn bắn súng cự ly xa hơn.
Lời bàn thì như vậy, nhưng đến năm Thiệu Trị 6 (1846) gặp khánh điển mới đặc cách cho mở ân khoa đầu tiên. Thí sinh ở 31 tỉnh đều phải về kinh dự thi, gọi là khoa thi Võ kinh. Khoa này cho Thái tử thiếu bảo hữu quân đô thống Tân Lộc tử Mai Công Ngôn làm Chủ khảo, quyền Hữu tham tri bộ Binh Hoàng Tế Mỹ làm Phó chủ khảo. Lấy đỗ 51 người là bọn Phạm Đức Sáng, Lê Uy v.v... Những người này gọi là Võ cử nhân. Đó là khoa thi võ đầu tiên của triều Nguyễn tổ chức tại Kinh đô.
Năm Tự Đức 18 (1865) bắt đầu mở khoa thi Võ tiến sĩ. Người nào đỗ cả 3 trường và kỳ thi phúc hạch, đấu côn gỗ đều trúng cả thì được lấy vào hạng trúng cách. Hoặc giả có người nào vốn có học vấn về võ nghệ, tình nguyện thi Đình đều phải khai báo trước. Quan trường lược khảo, hỏi đại nghĩa sách Võ kinh và Tứ thư cùng những sách dùng cốt yếu của danh tướng đời trước và việc hiện tại, gồm 5 điều. Người nào văn lý thông đạt thì cho vào thi Đình. Người nào không được điểm hoặc không biết chữ (chỉ thi võ nghệ 3 trường) thì cho đỗ Phó bảng. Các thể lệ về lấy đỗ, ban ân điển, ban yến, cấp ngựa vinh quy thì y lệ như văn đình thí.
Quan trường cũng đặt một chức Chủ khảo, một chức Phó chủ khảo. Lấy Thống chế, quyền Chưởng hữu quân là Tôn Thất Các sung làm Chủ khảo, Hữu thị lang bộ Hình là Nguyễn Oai làm Phó chủ khảo. Năm ấy có 97 người dự thi, lấy đỗ trúng cách 1 người là Võ Văn Đức và thứ trúng cách 7 người. Khi vào thi Đình, sai Đô thống trung quân kiêm Chưởng tiền quân, tả quân là Phạm Phú Thứ sung làm Võ giám thí đại thân. Kết quả cho Võ Văn Đức đỗ Đệ nhị giáp Võ tiến sĩ xuất thân, Võ Văn Lương đỗ Đệ tam giáp Đồng võ tiến sĩ xuất thân và 6 người khác đỗ Võ phó bảng.
Cũng năm này, sau khi thi Hội, vua Tự Đức sai tra trong sử sách Trung Quốc và Việt Nam để tìm danh hiệu ban cho người đỗ cao nhất ngạch thi võ, sao cho thật mật thiết và thanh nhã. Thấy đời Tống Hiến Tông gọi người đỗ đầu là Võ cử cập đệ, còn lại gọi là Võ cử xuất thân. Nhà Thanh thì gọi chung Nhất giáp, Nhị giáp và Tam giáp là Võ tiến sĩ. Ở nước ta, đời Lê gọi chung là Tạo sĩ, năm Minh Mệnh thứ 14 bàn gọi là Võ sĩ, nhưng danh hiệu ấy chưa thật thanh nhã nên cũng tham chước cả học vị thi Đình bên văn khoa mà gọi, nhưng thêm 2 từ Võ sĩ "cho có thanh nhã và phân biệt"(10). Ví như người đỗ Đệ nhất giáp thì gọi là Đệ nhất giáp Võ sĩ cập đệ, Đệ nhị giáp Võ sĩ xuất thân, Đệ tam giáp Đồng võ sĩ xuất thân. Vì vậy, Võ Văn Đức thi Hội đỗ đầu, vào thi Đình cũng đỗ đầu, được ban học vị Võ tiến sĩ đầu tiên của triều Nguyễn, danh hiệu chính thức là: Hội nguyên, Đình nguyên Đệ nhị giáp Võ tiến sĩ xuất thân. Võ Văn Lương, thi Hội thứ trúng cách, thi Đình được ban Đệ tam giáp Đồng võ tiến sĩ xuất thân.
Khoa thi Võ tiến sĩ triều Nguyễn bắt đầu từ đó, và học vị Võ tiến sĩ cũng bắt đầu có từ khoa này. Lại cho dựng bia đề tên người đỗ ở 2 bên tả hữu trước sân Võ miếu(11).
Để khuyến khích và răn đe các học quan, các viên sát hạch võ sinh, năm Tự Đức 26 (1873) quy định lệ thưởng phạt rất nghiêm khắc. Nếu có võ sinh thi đỗ thì Học quan, Quản suất; quan tỉnh, đạo và Thượng ty thống lĩnh đều được nghị thưởng theo mức độ nhiều ít khác nhau. Kỳ thi Hương: cứ 10 võ sinh dự thi mà 2 hoặc 3 người đỗ Võ cử nhân thì Học quan, Quản suất đều được thưởng kỷ lục(12) một thứ; 4 hoặc 5 người đỗ thì Học quan, Quản suất được thưởng kỷ lục 2 thứ. Nếu có học sinh đi thi, môn xách nặng không đi được 2 trượng, cứ 1 người thì Học quan và Quản suất đều bị phạt bổng 1 năm; quan tỉnh, đạo dự sát hạch và Thượng ty thống lĩnh đều bị phạt bổng 9 tháng. Cứ 2 người thì Học quan và Quản suất bị giáng 1 cấp; quan tỉnh hạt và Thượng ty thống lĩnh đều bị phạt bổng 1 năm. Cứ 4 người trở lên thì Học quan và Quảng suất đều bị giáng 2 cấp; quan tỉnh, đạo và Thượng ty đều bị giáng 1 cấp nhưng vẫn cho lưu tại sở làm việc. Kỳ thi Hội, cứ 10 võ cử dự thi có 1 người đỗ Võ tiến sĩ thì học quan, Quản suất được thưởng kỷ lục 2 thứ; cứ 2 đến 3 người đỗ thì gia thưởng 1 cấp, nếu 4 hoặc 5 người đỗ thì gia thưởng 2 cấp v.v...
Căn cứ vào sách Đại Nam thực lục, chúng tôi đã thống kê được các khoa thi võ ở triều Nguyễn như sau:
Thi Hương võ:
1. Ân khoa năm Thiệu Trị 6 (1846) thi tại kinh sư, lấy đỗ 51 Võ cử.
2. Tự Đức 20 (1867), mới mở trường thi tại Hà Nội, Bình Định (không ghi số người đỗ).
3. Tự Đức 21 (1868), mới mở Ân khoa trường Thanh Hóa (không ghi người đỗ).
4. Tự Đức 31 (1878), mở Ân khoa tại 5 trường: Bình Định, Thừa Thiên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội. Chỉ ghi số đỗ riêng trường Hà Nội là 27 người
5. Tự Đức 32 (1879), không rõ thi những trường nào, lấy đỗ 120 Võ cử.
Ngoài ra, căn cứ vào 2 tấm bia Võ tiến sĩ ở Huế, chúng tôi thấy trong tiểu sử một số người có ghi đỗ Võ cử nhân vào các năm Tự Đức 8 (Võ Văn Đức), Tự Đức 11 (Phạm Học), Tự Đức 17 (Nguyễn Văn Tứ, Dương Viết Thiệu v.v...) và Tự Đức 21 (Trần Văn Hiển, Lê Văn Trực v.v...).
Như vậy số lần thi Võ hương thí tổng cộng là 8.
Thi Hội võ, tổ chức 7 khoa:
1. Tự Đức 18 (1865), lấy 2 Võ tiến sĩ, 6 Võ phó bảng.
2. Tự Đức 21 (1868), lấy 5 Võ tiến sĩ, 20 Võ phó bảng.
3. Tự Đức 22 (1869), lấy 3 Võ tiến sĩ, 22 Võ phó bảng.
4. Tự Đức 24 (1871) 5 Võ phó bảng.
5. Tự Đức 28 (1875) 13 Võ phó bảng.
6. Tự Đức 32 (1879) 25 Võ phó bảng.
7. Tự Đức 33 (1880) 19 Võ phó bảng.
Trong đó có 5 chính khoa và 2 Ân khoa.
Triều Nguyễn chỉ tổ chức được 3 khoa thi Điện võ (Tự Đức 18, Tự Đức 21 và Tự Đức 22, lý do vì càng về các khoa sau các Võ cử nhân càng ít người biết chữ nên không tổ chức thi văn sách được) và 4 khoa thi Hội (Tự Đức 24, Tự Đức 28, Tự Đức 32 và Tự Đức 33), tất cả lấy đỗ 10 Võ tiến sĩ và 110 Võ phó bảng.
Sau đó, tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng, quân Pháp đánh chiếm kinh đô Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Patenot năm 1884, đồng thời liên tục phản đối triều đình Nguyễn tổ chức thi võ khoa. Vì vậy, dù cho vào năm Kiến Phúc 1 (1884) vẫn bàn định về việc sửa đổi một số nội dung thi Hương võ và Hội võ, nhưng trên thực tế từ năm Tự Đức 33 (1880) các cuộc thi võ không còn được tổ chức, kết thúc sớm hơn văn khoa hơn một thế kỷ.
Như vậy, kể từ khoa thi võ đầu tiên năm Bảo Thái 5 (1742) đến cuối đời Tự Đức (1880), võ cử nước ta đã trải qua chặng đường hơn một thế kỷ rưỡi với hơn 200 người đỗ Tạo sĩ, Tiến sĩ và hơn 100 người đỗ học vị Phó bảng ngạch võ. Một con số quả thật khiêm tốn đối với một dân tộc có tinh thần thượng võ như dân tộc Việt Nam.
Chú thích:
(1) Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết tắt: Cương mục ) của Quốc sử quán triều Nguyễn và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi việc này vào năm Bảo Thái 5 (1724), gộp cả kỳ thi Sở cử và Bác cử vào năm này. Thực ra việc bàn mở khoa thi võ và tổ chức thi Sở cử vào năm Bảo Thái 4 (1723), thi Bác cử vào năm sau là năm Bảo Thái 5 (1724).
(2) Theo cụ Trần Văn Giáp thì khoa thi này mở ở Đống Đa, tức là gần chùa Đồng Quang trước đền Trung Liệt ở ấp Thái Hà. Xem Trần Văn Giáp: Lược khảo về khoa cử Việt Nam, từ khởi thủy đến khoa Mậu Ngọ (1918), bài trong sách Nhà sử học Trần Văn Giáp, Nxb. KHXH, H. 1996, tr. 194.
(3) Vì vậy trong một số sách hoặc gia phả có ghi người đỗ Bác cử, không nên hiểu người đó đỗ Tạo sĩ.
(4) Can thành: can là lá chắn, thành là bức tường thành. Người xưa thường dùng từ "can thành" để chỉ người có tài võ nghệ, có sức mạnh, ví như lá chắn để đỡ mũi tên, như tường thành bảo vệ bờ cõi.
(5) Cương mục, Q.37, tờ 28b ghi vào năm thứ 3 (1731).
(6) Trịnh Giang (1709-1761), con cả Trịnh Cương, nối ngôi chúa năm 1729, được tôn làm Thượng sư đại phụ Toàn vương. Sau khi em là Ân đô vương Trịnh Doanh lên thay, được tôn phong làm Thái thượng vương.
(7) Theo Lê Quý Đôn thì khoa Hoành từ cũng gọi là khoa Sĩ vọng. Xem Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, Nxb. Sử học. H. 1962, tr. 116.
(8) ý nói từ đầu đời Nguyễn đến năm ấy chưa có khoa thi võ.
(9) Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (viết tắt: Hội điển sự lệ) của Quốc sử quán triều Nguyễn. Người dịch: Lê Duy Chưởng, Phạm Huy Giu, Trương Văn Chinh. Nxb Thuận Hóa, 1993, T.10, Q.169, tr.273.
(10) Đại Nam thực lục, Sđd, T.30, tr. 222.
(11) Hai tấm bia này hiện còn tại Võ miếu Huế. Tấm thứ nhất ghi tên 2 người đỗ khoa Tự Đức 18, tấm thứ 2 ghi tên 5 người đỗ khoa Tự Đức 21 và 3 người đỗ khoa Tự Đức 22. Xin xem Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn: Phạm Đức Thành Dũng (Chủ biên). Nxb. Thuận Hóa, Huế 2000.
Nội dung 2 bia đó cũng được chép trong sách Văn Võ miếu nghi chú bi ký, ký hiệu VHv. 279 (Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
(12) Kỷ lục: ghi vào bản lý lịch để tính thành tích.
Trong bài viết này, chúng tôi xin giới thiệu một cách khái quát lịch sử võ cử ở nước ta thời phong kiến, từ khởi thủy đến khi kết thúc.
1. Từ đời Lê sơ về trước:
Sử sách lần đầu tiên ghi năm Thiên Phúc thứ 7 (986) đời Tiền Lê, chọn trong dân, lấy những người trai tráng khoẻ mạnh, biết võ nghệ sung vào quân ngũ. Đời Lý - Trần vẫn theo phép tuyển quân như vậy nhưng biên chế luân phiên, người nào già yếu thì thải về, chọn dân binh khỏe mạnh thay thế.
Đời Lê sơ bắt đầu có lệ khảo thí. Năm Thuận Thiên 2 (1429) sắc cho các quan văn võ trong thiên hạ, từ tứ phẩm trở xuống, văn thì thông kinh sử, võ thì thông võ kinh đến tháng 5 năm sau (1430) tập trung ở Đông Kinh để khảo thí. Quan võ thi võ kinh và pháp lệnh kỳ thư.
Đến đời Lê Thái Tông có lệ khảo xét võ nghệ các tướng hiệu. Phép khảo xét gồm 3 môn: bắn cung, ném lao, lăn khiên để so đọ được thua. Cả 3 môn đều trúng thì cấp lương toàn phần, người nào không trúng sẽ bị giảm. Việc này sau định làm lệ thường.
Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức 9 (1478) định lệ thưởng phạt kỳ thi đô thí (tức kỳ thi võ nghệ ở kinh đô), chỉ thi cung tên, kiếm, mộc để định hơn kém, phép thi chưa được kỹ càng. Năm Hồng Đức 17 (1486) quy định cho cháu trưởng những người tước công, hầu, bá, tử, nam và con trưởng các quan văn quan võ hàng nhị phẩm, tam phẩm, người nào xin học tập võ nghệ thì do viên quan trong Cẩm y vệ luyện tập, hàng ngày đến trường thi võ nghệ ở phía tây kinh thành tập các môn bắn cung tên, phóng lao tay và lăn khiên. Đến cuối mùa đông thì khảo hạch. Học tập 3 năm, viên quan ở Cẩm y vệ khảo thi, nếu thấy đạt yêu cầu thì đưa sang dự thi ở Bộ Binh. Người nào khảo thi đỗ sẽ được bổ vào chức Võ uý.
Xem như vậy có thể biết từ đời Lê sơ trở về trước, việc tuyển lính và thi võ nghệ rất đơn giản, chưa đặt ra các trường học và chưa tổ chức thi theo chương trình.
2. Đời Lê Trung hưng
Đầu đời Lê Trung hưng, hàng năm vẫn theo lệ giảng tập và khảo duyệt như trước. Đến niên hiệu Bảo Thái đời vua Lê Dụ Tông, chúa Trịnh là Hy Tổ Nhân vương Trịnh Cương mới phỏng theo phép nhà Đường, nhà Tống, nhà Thanh ở Trung Quốc thi võ để tuyển chọn nhân tài.
Sự kiện chúa Trịnh Cương cho mở trường võ học vào năm Bảo Thái 2 (1721) và đặt chức quan Giáo thụ dạy con cháu các quan học võ nghệ, võ kinh có thể coi là sự khởi đầu cho việc học và thi võ cử ở nước ta.
Tháng 8 năm đó cho các triều thần bàn thi hành nội dung học và phép thi võ. Lại lệnh cho con cháu công thần và con cháu bầy tôi đều được vào nhà võ học, luyện tập chiến lược trong võ kinh và các môn võ nghệ. Hàng tháng đều có tổ chức thi, gọi là tiểu tập. Mỗi quý thi một kỳ vào tháng giữa của quý đó, gọi là đại tập. Hàng năm, vào mùa thu mùa xuân tập võ nghệ; mùa đông mùa hạ học võ kinh. Qua các kỳ thi trong năm, tức 12 lần tiểu tập và 4 lần đại tập, nếu người nào trúng tuyển sẽ được Giáo thụ trực tiếp giảng dạy đề cử để bổ dụng. Lại mở rộng dạy võ bằng cách thi cưỡi ngựa, bắn cung, giảng dạy thao lược làm cho các võ sĩ ngày càng tinh luyện rồi chọn người có tài mà bổ dụng.
Năm Quý Mão niên hiệu Bảo Thái 4 (1723), tháng 10, bắt đầu bàn định mở khoa thi võ(1), cứ 3 năm mở 1 kỳ như lệ bên văn khoa. Lấy các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu thi Sở cử; các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thi Bác cử. Thi Sở cử là kỳ thi tổ chức ở các trấn, chọn người đỗ cho dự thi ở Kinh. Thi Bác cử là kỳ thi tổ chức ở Kinh đô, những người đỗ Sở cử mới được dự kỳ thi này, và chỉ tổ chức thi một kỳ chứ không chia ra thi Hội và thi Điện như văn cử.
Đối với kỳ thi Sở cử, quy định tất cả các thuộc viên ngoại binh, võ sinh ở các đội Thị nhưng cùng là dân đinh, ai có tài trí mưu lược hơn người và các quân sĩ có học tập võ nghệ đều được dự thi Sở cử. Vào năm có khoa thi, đầu tuần tháng tư năm này, quan bộ Binh khải lên chúa Trịnh, xin chiếu lệ mở khoa thi, chúa chuẩn khải, vào tháng 10 thì thi hành.
Kỳ thi này tổ chức ở nhà Võ học. Chúa Trịnh cho cử một viên quan võ làm Đề điệu, 2 viên Giám thí, 2 viên Giám khảo, 4 viên Phúc khảo, 4 viên Đồng khảo, dùng cả quan võ lẫn quan văn. Quan trường võ cử khoa này cũng chính là quan trường của kỳ thi Hương văn cử. Còn các viên Tuần xước, Thể sát, Thu quyển, Di phong, Soạn hiệu và Tả bảng nhất luật đều theo thể lệ trường thi Hương bên văn, mỗi chức 1 viên. Cử các viên Tá nhị ở các phủ, huyện, châu trong xứ ấy, mà người nào thanh liêm, công bằng mới được tiến cử cho làm. Người nào quê ở trong xứ có trường thi thì không được sung vào làm quan trường.
Khoa này số người dự thi khá đông. Trường nhất thi lược vấn có 572 người, chọn được 188 người tương đối thông thạo về đại nghĩa. Trường nhì thi võ nghệ, gồm 172 người. Lấy 12 người vào hạng tam thắng, 16 người hạng nhị thắng, 17 người hạng nhất thắng, 21 người vào hạng bình phân. Có 6 người vào hạng thiếu 1 điểm nhưng vì thân thể, diện mạo, can đảm, sức lực có phần khá nên được lấy trúng. Lại có 14 người vào hạng nhất thắng nhưng thân thể, diện mạo, sức lực đều bình thường nên không được lấy trúng. Chúa Trịnh Cương ngự ở nhà Võ học, sai quan trường dẫn 62 người được lấy trúng về môn võ nghệ, đều là môn múa siêu đao và lăn khiên vào yết kiến. Ngày hôm sau thi bài văn sách, hỏi 6, 7 câu về phương thức đánh trận, địa hình bày trận và một bài thơ Tu tạo bảo pháp. Về môn thi võ nghệ, tức trường nhì, người nào trúng được làm Sinh viên, quan viên tử, quan viên tôn (con và cháu các quan viên) trúng được làm Biền sinh. Về môn văn sách, tức trường 3, người nào trúng được là Học sinh; quan viên tử, quan viên tôn trúng được làm Biền sinh hợp thức. Những người này chờ đến năm sau vào thi Bác cử.
Đó là kỳ thi Sở cử đầu tiên tổ chức vào đời Lê và cũng là đầu tiên ở nước ta.
Năm sau, Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724), tháng 9 theo bàn định năm trước, chúa Trịnh Cương bắt đầu cho mở trường thi Bác cử. Kỳ thi này diễn ra ở phường Thịnh Quang, nay là phường Thịnh Quang, quận Đống Đa Tp. Hà Nội(2). Năm này là năm mở khoa thi Bác cử đầu tiên nên chúa Trịnh Cương rước vua Lê Dụ Tông đến xét duyệt, còn các khoa sau chúa Trịnh tự quyền khảo xét. Để chuẩn bị cho kỳ thi, các thí viện, khảo viện và nhà cửa ở cả nội trường và ngoại trường đều được xếp đặt đầy đủ. Lại dựng Quan thí lâu (lầu duyệt thi) giống như thể chế điện Giảng Võ.
Kỳ thi Bác cử cũng gồm 3 trường: Trường nhất hỏi 10 câu trong bộ Võ kinh thất thư, trường nhì thi võ nghệ, trường 3 thi văn sách hỏi về thao lược binh gia. Người nào trúng cách được làm Tạo sĩ, được bổ dụng ngang với Tiến sĩ bên văn khoa. Người nào 2 trường đệ nhất đệ nhị võ nghệ tinh thông thành thạo mà trường văn sách không hợp thức thì chọn lấy người trội nhất trong số đó cho đỗ Tạo toát (hoặc còn gọi là Toát thủ), cũng cho bổ dụng ngang người đỗ Tạo sĩ. Các binh trong ngoài kinh đến kỳ thi Bác cử thì cũng cử người đến khảo thí ở sân phủ chúa, tùy tài lĩnh thưởng chứ không được lấy đỗ như các Tạo sĩ(3).
Khoa này lấy bọn Nguyễn Công Tự 11 người đỗ Tạo sĩ xuất thân, ngoài ra thì cho đỗ Tam trường. Đó là 11 Võ tiến sĩ đầu tiên của nước ta. Trong số này, Văn Đình Dận (người thôn Lạc Phố, huyện Hương Sơn, nay thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), Hoàng Nghĩa Bá (người xã Hoàng Vân, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) và Nguyễn Thì Lỵ (người xã Đông Vĩ, huyện Đông Ngàn, nay thuộc xã Yên Thường, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội) sau đều là các danh tướng một thời.
Từ đó về sau, cứ theo lệ 3 năm mở một khoa thi. Đời vua Lê Dụ Tông mở khoa thi thứ 2 vào năm Bảo Thái 8 (1727). Khoa này lấy đỗ 5 người.
Đến năm Vĩnh Khánh 3 (1731) đời vua Lê Duy Phường, triều thần bàn luận, cho rằng lựa chọn tài "can thành"(4) trước hết phải căn cứ vào kỹ năng và sức mạnh. Những khoa thi trước đây, trường đầu hỏi về nghĩa sách võ kinh để thải bớt những người kém, người có kỹ năng và sức khỏe nhưng chưa thông binh thư tất sẽ bị đánh hỏng. Cũng có khi có người vì nhờ người làm bài mà trúng tuyển. Đến trường thi võ nghệ, mỗi môn thi theo từng hiệp, hai người lấy một người thì thực tế số người tài giỏi ưu tú bị loại mất một nửa, còn số kém cũng có một nửa được lấy đỗ. Do đó bèn theo thể chế thi võ ở đời Thanh bên Trung Quốc mà bàn định lại: Trường nhất thi giương cung múa đao. Trường nhì tham bác phép thi của Trung Quốc và nước ta quy định thi bắn cung, múa kiếm và cưỡi ngựa múa đâu mâu. Về môn bắn cung thì chia ra cưỡi ngựa bắn cung và chạy bộ bắn cung, mỗi thứ một tao. Trường ba thi văn sách, hỏi sơ lược những điều chép trong Võ kinh thất thư để xem học lực, sau đó khảo kỹ về phương pháp mưu lược việc binh để biết tài năng.
Năm Vĩnh Khánh 4 (1732)(5) chúa Trịnh Giang(6) cho rằng các khoa Bác cử lấy đỗ có hạn, có khi bỏ sót mất nhân tài. Bèn theo lệ bên văn cử có khoa Hoành từ để đặt ra khoa Hoành tuyển khảo hạch riêng môn võ nghệ. Phàm các quản binh xuất thân từ chánh phó đội trưởng binh Thị hậu trở lên, các tùy viên thuộc hiệu, các Biền sinh, những người thi Bác cử dự trúng nhị trường đều được ứng thí. Người nào đỗ được bổ dụng. Khoa Hoành tuyển không thấy sử sách ghi phép thi thế nào, thể lệ đỗ ra sao, tổ chức được mấy khoa và bao nhiêu người được lấy đỗ? Nhưng xét khoa Hoành từ(7) của văn khoa thấy sử ghi đặt ra hồi đầu đời Lê sơ, năm Thuận Thiên 4 đời vua Lê Thái Tổ (1431). Hoành từ có nghĩa là lời văn dồi dào, rộng rãi khoáng đạt, tỏ ra có lực học cao sâu. Thi Hoành từ là để chọn người văn hay học rộng, mà cũng chỉ người nào đã đỗ Hương cống, tức đã đỗ thi Hương, vào thi Hội không trúng cách mới được dự thi, cốt là để lấy những danh sĩ bị bỏ sót, do đó mà cất nhắc bổ dụng. Khoa Hoành tuyển đặt ra hẳn cũng là có ý nghĩa như vậy.
Từ đó về sau khoa thi võ được mở đều đặn, nội dung thi không có gì thay đổi. Trong 69 năm, triều Lê Trung hưng đã mở được 19 khoa, lấy đỗ 199 Tạo sĩ (trong đó, có 59 Tạo sĩ xuất thân và 140 Đồng tạo sĩ xuất thân).
Cụ thể như sau:
STT | Niên hiệu | Số người đỗ |
1 2 | Bảo Thái 5 (1724) Bảo Thái 8 (1727) | 5 10 |
3 | Vĩnh Khánh 3 (1731) | 11 |
4 | Long Đức 2 (1733) | 11 |
5 6 | Vĩnh Hựu 2 (1763) Vĩnh Hựu 5 (1739) | 3 5 |
7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 | Cảnh Hưng 4 (1743) Cảnh Hưng 13 (1752) Cảnh Hưng 15 (1754) Cảnh Hưng 18 (1757) Cảnh Hưng 21 (1760) Cảnh Hưng 24 (1763) Cảnh Hưng 27 (1766) Cảnh Hưng 30 (1769) Cảnh Hưng 33 (1772) Cảnh Hưng 37 (1766) Cảnh Hưng 40 (1779) Cảnh Hưng 42 (1781) Cảnh Hưng 46 (1763) | 5 7 6 16 8 11 7 11 23 21 5 7 28 |
Năm 1836, vua Minh Mệnh đã ban chỉ dụ cho Bộ Binh chuẩn bị bàn bạc đặt khoa thi võ. Chỉ dụ viết: "Khoa thi võ từ trước đến nay chưa từng được đặt ra(8). Nay có những người giỏi giang nghề võ, dũng cảm, mưu lược, biết võ kinh, phải nên rộng ơn thu nạp để phòng khi dùng đến. Vậy cho sang năm bàn đặt khoa thi võ"(9). Phép thi cũng 3 năm mở một khoa, lấy các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu thi Hương võ và các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất mở khoa thi Hội võ. Phép thi mỗi khoa cũng có 3 trường: trường nhất thi nhấc vật nặng; trường nhì thi côn, quyền, đao, lăn khiên tay; trường ba thi bắn súng điểu thương. Như vậy thì nội dung thi Hương võ cử đời Nguyễn đã không thi võ kinh, chỉ chú trọng thi các môn võ nghệ. Học vị ban cho người thi đỗ cũng tham chước bên văn khoa mà thay đổi. Năm Minh Mệnh 9 (1828) đổi gọi Hương cống là Cử nhân; Sinh đồ là Tú tài. Vì vậy bên võ cử cũng đổi gọi là Võ cử nhân và Võ tú tài. Thi Hội võ cũng gồm 3 trường và nội dung thi cũng giống thi Hương võ cử nhưng yêu cầu cao hơn: môn nhấc vật nặng phải xách nặng hơn, môn bắn súng cự ly xa hơn.
Lời bàn thì như vậy, nhưng đến năm Thiệu Trị 6 (1846) gặp khánh điển mới đặc cách cho mở ân khoa đầu tiên. Thí sinh ở 31 tỉnh đều phải về kinh dự thi, gọi là khoa thi Võ kinh. Khoa này cho Thái tử thiếu bảo hữu quân đô thống Tân Lộc tử Mai Công Ngôn làm Chủ khảo, quyền Hữu tham tri bộ Binh Hoàng Tế Mỹ làm Phó chủ khảo. Lấy đỗ 51 người là bọn Phạm Đức Sáng, Lê Uy v.v... Những người này gọi là Võ cử nhân. Đó là khoa thi võ đầu tiên của triều Nguyễn tổ chức tại Kinh đô.
Năm Tự Đức 18 (1865) bắt đầu mở khoa thi Võ tiến sĩ. Người nào đỗ cả 3 trường và kỳ thi phúc hạch, đấu côn gỗ đều trúng cả thì được lấy vào hạng trúng cách. Hoặc giả có người nào vốn có học vấn về võ nghệ, tình nguyện thi Đình đều phải khai báo trước. Quan trường lược khảo, hỏi đại nghĩa sách Võ kinh và Tứ thư cùng những sách dùng cốt yếu của danh tướng đời trước và việc hiện tại, gồm 5 điều. Người nào văn lý thông đạt thì cho vào thi Đình. Người nào không được điểm hoặc không biết chữ (chỉ thi võ nghệ 3 trường) thì cho đỗ Phó bảng. Các thể lệ về lấy đỗ, ban ân điển, ban yến, cấp ngựa vinh quy thì y lệ như văn đình thí.
Quan trường cũng đặt một chức Chủ khảo, một chức Phó chủ khảo. Lấy Thống chế, quyền Chưởng hữu quân là Tôn Thất Các sung làm Chủ khảo, Hữu thị lang bộ Hình là Nguyễn Oai làm Phó chủ khảo. Năm ấy có 97 người dự thi, lấy đỗ trúng cách 1 người là Võ Văn Đức và thứ trúng cách 7 người. Khi vào thi Đình, sai Đô thống trung quân kiêm Chưởng tiền quân, tả quân là Phạm Phú Thứ sung làm Võ giám thí đại thân. Kết quả cho Võ Văn Đức đỗ Đệ nhị giáp Võ tiến sĩ xuất thân, Võ Văn Lương đỗ Đệ tam giáp Đồng võ tiến sĩ xuất thân và 6 người khác đỗ Võ phó bảng.
Cũng năm này, sau khi thi Hội, vua Tự Đức sai tra trong sử sách Trung Quốc và Việt Nam để tìm danh hiệu ban cho người đỗ cao nhất ngạch thi võ, sao cho thật mật thiết và thanh nhã. Thấy đời Tống Hiến Tông gọi người đỗ đầu là Võ cử cập đệ, còn lại gọi là Võ cử xuất thân. Nhà Thanh thì gọi chung Nhất giáp, Nhị giáp và Tam giáp là Võ tiến sĩ. Ở nước ta, đời Lê gọi chung là Tạo sĩ, năm Minh Mệnh thứ 14 bàn gọi là Võ sĩ, nhưng danh hiệu ấy chưa thật thanh nhã nên cũng tham chước cả học vị thi Đình bên văn khoa mà gọi, nhưng thêm 2 từ Võ sĩ "cho có thanh nhã và phân biệt"(10). Ví như người đỗ Đệ nhất giáp thì gọi là Đệ nhất giáp Võ sĩ cập đệ, Đệ nhị giáp Võ sĩ xuất thân, Đệ tam giáp Đồng võ sĩ xuất thân. Vì vậy, Võ Văn Đức thi Hội đỗ đầu, vào thi Đình cũng đỗ đầu, được ban học vị Võ tiến sĩ đầu tiên của triều Nguyễn, danh hiệu chính thức là: Hội nguyên, Đình nguyên Đệ nhị giáp Võ tiến sĩ xuất thân. Võ Văn Lương, thi Hội thứ trúng cách, thi Đình được ban Đệ tam giáp Đồng võ tiến sĩ xuất thân.
Khoa thi Võ tiến sĩ triều Nguyễn bắt đầu từ đó, và học vị Võ tiến sĩ cũng bắt đầu có từ khoa này. Lại cho dựng bia đề tên người đỗ ở 2 bên tả hữu trước sân Võ miếu(11).
Để khuyến khích và răn đe các học quan, các viên sát hạch võ sinh, năm Tự Đức 26 (1873) quy định lệ thưởng phạt rất nghiêm khắc. Nếu có võ sinh thi đỗ thì Học quan, Quản suất; quan tỉnh, đạo và Thượng ty thống lĩnh đều được nghị thưởng theo mức độ nhiều ít khác nhau. Kỳ thi Hương: cứ 10 võ sinh dự thi mà 2 hoặc 3 người đỗ Võ cử nhân thì Học quan, Quản suất đều được thưởng kỷ lục(12) một thứ; 4 hoặc 5 người đỗ thì Học quan, Quản suất được thưởng kỷ lục 2 thứ. Nếu có học sinh đi thi, môn xách nặng không đi được 2 trượng, cứ 1 người thì Học quan và Quản suất đều bị phạt bổng 1 năm; quan tỉnh, đạo dự sát hạch và Thượng ty thống lĩnh đều bị phạt bổng 9 tháng. Cứ 2 người thì Học quan và Quản suất bị giáng 1 cấp; quan tỉnh hạt và Thượng ty thống lĩnh đều bị phạt bổng 1 năm. Cứ 4 người trở lên thì Học quan và Quảng suất đều bị giáng 2 cấp; quan tỉnh, đạo và Thượng ty đều bị giáng 1 cấp nhưng vẫn cho lưu tại sở làm việc. Kỳ thi Hội, cứ 10 võ cử dự thi có 1 người đỗ Võ tiến sĩ thì học quan, Quản suất được thưởng kỷ lục 2 thứ; cứ 2 đến 3 người đỗ thì gia thưởng 1 cấp, nếu 4 hoặc 5 người đỗ thì gia thưởng 2 cấp v.v...
Căn cứ vào sách Đại Nam thực lục, chúng tôi đã thống kê được các khoa thi võ ở triều Nguyễn như sau:
Thi Hương võ:
1. Ân khoa năm Thiệu Trị 6 (1846) thi tại kinh sư, lấy đỗ 51 Võ cử.
2. Tự Đức 20 (1867), mới mở trường thi tại Hà Nội, Bình Định (không ghi số người đỗ).
3. Tự Đức 21 (1868), mới mở Ân khoa trường Thanh Hóa (không ghi người đỗ).
4. Tự Đức 31 (1878), mở Ân khoa tại 5 trường: Bình Định, Thừa Thiên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Nội. Chỉ ghi số đỗ riêng trường Hà Nội là 27 người
5. Tự Đức 32 (1879), không rõ thi những trường nào, lấy đỗ 120 Võ cử.
Ngoài ra, căn cứ vào 2 tấm bia Võ tiến sĩ ở Huế, chúng tôi thấy trong tiểu sử một số người có ghi đỗ Võ cử nhân vào các năm Tự Đức 8 (Võ Văn Đức), Tự Đức 11 (Phạm Học), Tự Đức 17 (Nguyễn Văn Tứ, Dương Viết Thiệu v.v...) và Tự Đức 21 (Trần Văn Hiển, Lê Văn Trực v.v...).
Như vậy số lần thi Võ hương thí tổng cộng là 8.
Thi Hội võ, tổ chức 7 khoa:
1. Tự Đức 18 (1865), lấy 2 Võ tiến sĩ, 6 Võ phó bảng.
2. Tự Đức 21 (1868), lấy 5 Võ tiến sĩ, 20 Võ phó bảng.
3. Tự Đức 22 (1869), lấy 3 Võ tiến sĩ, 22 Võ phó bảng.
4. Tự Đức 24 (1871) 5 Võ phó bảng.
5. Tự Đức 28 (1875) 13 Võ phó bảng.
6. Tự Đức 32 (1879) 25 Võ phó bảng.
7. Tự Đức 33 (1880) 19 Võ phó bảng.
Trong đó có 5 chính khoa và 2 Ân khoa.
Triều Nguyễn chỉ tổ chức được 3 khoa thi Điện võ (Tự Đức 18, Tự Đức 21 và Tự Đức 22, lý do vì càng về các khoa sau các Võ cử nhân càng ít người biết chữ nên không tổ chức thi văn sách được) và 4 khoa thi Hội (Tự Đức 24, Tự Đức 28, Tự Đức 32 và Tự Đức 33), tất cả lấy đỗ 10 Võ tiến sĩ và 110 Võ phó bảng.
Sau đó, tình hình chiến sự ngày càng căng thẳng, quân Pháp đánh chiếm kinh đô Huế, buộc triều đình nhà Nguyễn phải ký hiệp ước Patenot năm 1884, đồng thời liên tục phản đối triều đình Nguyễn tổ chức thi võ khoa. Vì vậy, dù cho vào năm Kiến Phúc 1 (1884) vẫn bàn định về việc sửa đổi một số nội dung thi Hương võ và Hội võ, nhưng trên thực tế từ năm Tự Đức 33 (1880) các cuộc thi võ không còn được tổ chức, kết thúc sớm hơn văn khoa hơn một thế kỷ.
Như vậy, kể từ khoa thi võ đầu tiên năm Bảo Thái 5 (1742) đến cuối đời Tự Đức (1880), võ cử nước ta đã trải qua chặng đường hơn một thế kỷ rưỡi với hơn 200 người đỗ Tạo sĩ, Tiến sĩ và hơn 100 người đỗ học vị Phó bảng ngạch võ. Một con số quả thật khiêm tốn đối với một dân tộc có tinh thần thượng võ như dân tộc Việt Nam.
N.T.N
Chú thích:
(1) Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (viết tắt: Cương mục ) của Quốc sử quán triều Nguyễn và Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú ghi việc này vào năm Bảo Thái 5 (1724), gộp cả kỳ thi Sở cử và Bác cử vào năm này. Thực ra việc bàn mở khoa thi võ và tổ chức thi Sở cử vào năm Bảo Thái 4 (1723), thi Bác cử vào năm sau là năm Bảo Thái 5 (1724).
(2) Theo cụ Trần Văn Giáp thì khoa thi này mở ở Đống Đa, tức là gần chùa Đồng Quang trước đền Trung Liệt ở ấp Thái Hà. Xem Trần Văn Giáp: Lược khảo về khoa cử Việt Nam, từ khởi thủy đến khoa Mậu Ngọ (1918), bài trong sách Nhà sử học Trần Văn Giáp, Nxb. KHXH, H. 1996, tr. 194.
(3) Vì vậy trong một số sách hoặc gia phả có ghi người đỗ Bác cử, không nên hiểu người đó đỗ Tạo sĩ.
(4) Can thành: can là lá chắn, thành là bức tường thành. Người xưa thường dùng từ "can thành" để chỉ người có tài võ nghệ, có sức mạnh, ví như lá chắn để đỡ mũi tên, như tường thành bảo vệ bờ cõi.
(5) Cương mục, Q.37, tờ 28b ghi vào năm thứ 3 (1731).
(6) Trịnh Giang (1709-1761), con cả Trịnh Cương, nối ngôi chúa năm 1729, được tôn làm Thượng sư đại phụ Toàn vương. Sau khi em là Ân đô vương Trịnh Doanh lên thay, được tôn phong làm Thái thượng vương.
(7) Theo Lê Quý Đôn thì khoa Hoành từ cũng gọi là khoa Sĩ vọng. Xem Kiến văn tiểu lục, Phạm Trọng Điềm phiên dịch và chú thích, Nxb. Sử học. H. 1962, tr. 116.
(8) ý nói từ đầu đời Nguyễn đến năm ấy chưa có khoa thi võ.
(9) Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (viết tắt: Hội điển sự lệ) của Quốc sử quán triều Nguyễn. Người dịch: Lê Duy Chưởng, Phạm Huy Giu, Trương Văn Chinh. Nxb Thuận Hóa, 1993, T.10, Q.169, tr.273.
(10) Đại Nam thực lục, Sđd, T.30, tr. 222.
(11) Hai tấm bia này hiện còn tại Võ miếu Huế. Tấm thứ nhất ghi tên 2 người đỗ khoa Tự Đức 18, tấm thứ 2 ghi tên 5 người đỗ khoa Tự Đức 21 và 3 người đỗ khoa Tự Đức 22. Xin xem Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn: Phạm Đức Thành Dũng (Chủ biên). Nxb. Thuận Hóa, Huế 2000.
Nội dung 2 bia đó cũng được chép trong sách Văn Võ miếu nghi chú bi ký, ký hiệu VHv. 279 (Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm).
(12) Kỷ lục: ghi vào bản lý lịch để tính thành tích.
Nguồn: Tạp chí Hán Nôm số 3 - 2003.
_______________
Nhân dịp này, Lâm Khang tôi xin giới thiệu bức tranh Em là võ sĩ của cháu Moon (Nguyễn Xuân Huy) - con trai chúng tôi, vừa được Giải B cuộc thi vẽ "Cuộc sống quanh em" của Cung Thiếu Nhi Hà Nội.
.
Nhân dịp này, Lâm Khang tôi xin giới thiệu bức tranh Em là võ sĩ của cháu Moon (Nguyễn Xuân Huy) - con trai chúng tôi, vừa được Giải B cuộc thi vẽ "Cuộc sống quanh em" của Cung Thiếu Nhi Hà Nội.
.
Em là võ sĩ. Tranh: Nguyễn Xuân Huy |
http://thieunhihn.blogspot.com/2011/10/nhung-tac-pham-at-giai-b-cuoc-thi-ve.html
http://thieunhihn.blogspot.com/2011/10/cuoc-thi-ve-tranh-cuoc-song-quanh-em.html
0 nhận xét:
Đăng nhận xét