BBC: Hà Nội biểu tình chống TQ lần ba
Cập nhật: 08:57 GMT - chủ nhật, 22 tháng 7, 2012
Sau một tuần gián đoạn, hôm Chủ nhật ngày 22/7 Hà Nội một lần nữa chứng kiến một cuộc biểu tình chống các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Đây là lần xuống đường lần thứ ba của người dân Hà Nội trong mùa hè năm 2012 kể từ khi cuộc biểu tình đầu tiên xảy ra và ngày Chủ nhật đầu tiên của tháng 7.
Cũng giống như hai lần trước, những người biểu tình xuất phát từ Nhà hát lớn và diễu hành qua các con phố trung tâm Hà Nội để hướng đến đích là Tòa Đại sứ Trung Quốc nằm trên phố Hoàng Diệu.
Các hình ảnh video được đưa lên mạng cho thấy hô những khẩu hiệu ‘đả đảo, đả đảo’ Trung Quốc xâm lược rất khí thế và lấn át cả tiếng loa phát thanh của chính quyền Hà Nội yêu cầu giải tán vì hành động biểu tình ‘chỉ làm phức tạp tình hình và ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự của thủ đô’.
Tiếng loa phóng thanh cũng giải thích với những người biểu tình về những hành động của Đảng và chính phủ trong việc bảo vệ chủ quyền đất nước.
‘Diễn ra tốt đẹp’
Ông Nguyễn Hữu Vinh, người tham gia quan sát và chụp ảnh cuộc biểu tình hôm 22/7, nói với BBC rằng số lượng người dân xuống đường lần này ‘không quá đông cũng không ít’ và dao động ở mức ‘vài trăm người’.
‘Diễn ra tốt đẹp’
Ông Nguyễn Hữu Vinh, người tham gia quan sát và chụp ảnh cuộc biểu tình hôm 22/7, nói với BBC rằng số lượng người dân xuống đường lần này ‘không quá đông cũng không ít’ và dao động ở mức ‘vài trăm người’.
"Trời rất nắng nôi khổ sở mà nhiều người vẫn đi từ đầu đến cuối. Tôi đánh giá cao lòng yêu nước của họ."
Nguyễn Hữu Vinh, người quan sát cuộc biểu tình
Tuy nhiên, theo một số nhân chứng khác thì số người tham gia tuần hành chỉ vào khoảng trên dưới 100 người. BBC không có mặt tại chỗ nên không thể kiểm chứng một cách độc lập.
Những người biểu tình đã hô những khẩu hiệu như ‘Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam’, ‘Biển là máu thịt của Việt Nam’ và ‘Kiên quyết giữ gìn biển đảo’, ông Nguyễn Hữu Vinh kể lại.
Theo ông Vinh nhận xét thì cuộc biểu tình lần ba này ‘đã diễn ra tốt đẹp’ với ‘khí thế mạnh mẽ’ và ‘tinh thần ngày càng cao’.
“Trời rất nắng nôi khổ sở mà nhiều người vẫn đi từ đầu đến cuối,” ông nói, “Tôi đánh giá cao lòng yêu nước của họ.”
Ông kể lại trường hợp một người mẹ bế con nhỏ đi cùng trên tay cầm khẩu hiệu ‘Tổ quốc gọi chúng con có mặt’ đã làm cho ông ‘rất xúc động’.
“Tôi cảm thấy xấu hổ cho những vị tai to mặt lớn mà không dám nói gì trong tình hình Tổ quốc lâm nguy,” ông nói.
Theo lời ông Vinh thì cuộc biểu tình cũng gặp một số trở ngại như những người tụ tập ở Nhà hát Lớn bị yêu cầu giải tán hoặc bị hàng rào chắn chặn lại trên phố Tràng Tiền phía đầu Bờ Hồ.
‘Ngăn là phản động’
Tuy nhiên, cũng như các lần trước thì đoàn biểu tình đã không tiếp cận được Đại sứ quán Trung Quốc.
‘Ngăn là phản động’
Tuy nhiên, cũng như các lần trước thì đoàn biểu tình đã không tiếp cận được Đại sứ quán Trung Quốc.
Trước địa điểm này chính quyền Hà Nội đã dựng hai lớp hàng rào sắt với rất nhiều công an trong nhiều sắc phục khác nhau, dân quân tự vệ và đoàn thanh niên cộng sản.
Hình ảnh trên mạng cho thấy ở hai phía hàng rào sắt thì người biểu tình đối diện với rất đông thanh niên trong đồng phục xanh của Đoàn thanh niên cộng sản.
Sau cuộc biểu tình ngày 8/7 thì chính quyền Hà Nội đã thực hiện cuộc vận động một số nhân vật nổi bật không tiếp tục xuống đường.
"Không một ai được ngăn cản lòng yêu nước của người dân. Đất nước này còn là ở lòng yêu nước của người dân chứ không ở đảng phái nào cả."
Nguyễn Hữu Vinh, người quan sát biểu tình
Truyền thông Hà Nội thì đăng những bài đả kích những người tham gia tích cực vào cuộc biểu tình hôm 8/7 như luật sư Lê Quốc Quân và cụ bà Lê Hiền Đức.
Bản thân ông Nguyễn Hữu Vinh cũng được Mặt trận Tổ quốc phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, nơi ông cư trú đến vận động thuyết phục.
“Không một ai được ngăn cản lòng yêu nước của người dân. Đất nước này còn là ở lòng yêu nước của người dân chứ không ở đảng phái nào cả,” ông nói với BBC và gọi những ai ngăn cản biểu tình chống Trung Quốc là ‘phản động’.
Khi được hỏi có e ngại những động thái sắp tới của chính quyền Hà Nội đối với ông hay không thì ông nói rằng ‘Được thể hiện lòng yêu nước thì dù có xả thân tôi cũng không tiếc’.
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
RFI: Tại Việt Nam, người dân tiếp tục xuống đường phản đối Trung Quốc
Biểu tình phản đối Trung Quốc, trước tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 22/07/2012 REUTERS
Theo AFP, hôm nay, 22/07/2012, tại Hà Nội, khoảng 200 người đã biểu tình để phản đối chính sách của Trung Quốc đối với các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Đây là cuộc biểu tình lần thứ ba trong vòng một tháng qua.
Cuộc tuần hành bắt đầu từ Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội. Những người biểu tình giương cao và hô vang các khẩu hiệu « Đả đảo Trung Quốc xâm lược », « Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam » và đi về phía đại sứ quán Trung Quốc.
Tuy nhiên, khi đến phố Trần Phú, Điện Biên Phủ, công an đã lập hàng rào, ngăn cản đoàn biểu tình tiến lại gần cơ quan đại diện Trung Quốc. Do vậy, đoàn biểu tình quay về Hồ Hoàn Kiếm, tập hợp lại dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ và tiếp tục hô vang các khẩu hiểu phản đối Trung Quốc.
Như thường lệ, chính quyền huy động một lực lượng đông đảo công an, an ninh, nhưng theo các nhân chứng, dường như không xẩy ra hành động trấn áp, hay bắt giữ người biểu tình.
Theo các nguồn tin trên mạng, tại thành phố Vinh – Nghệ An, do lực lượng công an và an ninh dày đặc, nhiều bạn trẻ bị theo dõi, nên không thể tập hợp lại để biểu tình. Còn ở Sài Gòn, các bức ảnh đăng trên internet cho thấy đông đảo các bạn trẻ ngồi tại khuôn viên Công trường 30/04.
AFP nhắc lại, trong năm 2011, đã có 11 cuộc biểu tình phản đối thái độ gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban đầu, chính quyền Việt Nam « nhắm mắt làm ngơ », để cho biểu tình, nhưng sau đó, thẳng tay trấn áp; nhiều người biểu tình bị câu lưu, hành hung, thậm chí có trường hợp bị bắt đi cải tạo..
Các cuộc biểu tình lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại Biển Đông tiếp tục căng thẳng.
Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 họp tại Phnom Penh, Cam Bốt, đầu tuần trước, đã không ra được thông cáo chung do bất đồng trong hồ sơ Biển Đông. Với nỗ lực ngoại giao của Indonesia, hôm thứ Sáu, 20/07, ASEAN mới đạt được đồng thuận về một văn bản bao gồm 6 nguyên tắc xử lý các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và cam kết tiếp tục đàm phán xây dựng một « bộ luật ứng xử » mang tính ràng buộc hơn.
Trong thời gian qua, Việt Nam và Philippines thường xuyên tố cáo Trung Quốc có cách hành xử hung hăng, độc đoán ở Biển Đông.
Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã căng thẳng thêm sau khi Việt Nam cho công bố Luật Biển, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đáp lại, Trung Quốc đã cho lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi kèm với việc lập Bộ chỉ huy quân đồn trú ở nơi này. Còn Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC cho mở thầu 9 lô thăm dò dầu khí mà Hà Nội khẳng định là nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Vừa qua, Trung Quốc còn đưa 30 tàu cá đến vùng quần đảo Trường Sa.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila cũng xấu đi. Từ đầu tháng Tư cho đến giữa tháng Sáu, các tàu của Philippines và Trung Quốc đã đối mặt với nhau tại vùng bãi đá Scarborouh mà Mania tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Tuy nhiên, khi đến phố Trần Phú, Điện Biên Phủ, công an đã lập hàng rào, ngăn cản đoàn biểu tình tiến lại gần cơ quan đại diện Trung Quốc. Do vậy, đoàn biểu tình quay về Hồ Hoàn Kiếm, tập hợp lại dưới chân tượng đài Lý Thái Tổ và tiếp tục hô vang các khẩu hiểu phản đối Trung Quốc.
Như thường lệ, chính quyền huy động một lực lượng đông đảo công an, an ninh, nhưng theo các nhân chứng, dường như không xẩy ra hành động trấn áp, hay bắt giữ người biểu tình.
Theo các nguồn tin trên mạng, tại thành phố Vinh – Nghệ An, do lực lượng công an và an ninh dày đặc, nhiều bạn trẻ bị theo dõi, nên không thể tập hợp lại để biểu tình. Còn ở Sài Gòn, các bức ảnh đăng trên internet cho thấy đông đảo các bạn trẻ ngồi tại khuôn viên Công trường 30/04.
AFP nhắc lại, trong năm 2011, đã có 11 cuộc biểu tình phản đối thái độ gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông. Ban đầu, chính quyền Việt Nam « nhắm mắt làm ngơ », để cho biểu tình, nhưng sau đó, thẳng tay trấn áp; nhiều người biểu tình bị câu lưu, hành hung, thậm chí có trường hợp bị bắt đi cải tạo..
Các cuộc biểu tình lần này diễn ra trong bối cảnh tình hình tại Biển Đông tiếp tục căng thẳng.
Hội nghị các ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 họp tại Phnom Penh, Cam Bốt, đầu tuần trước, đã không ra được thông cáo chung do bất đồng trong hồ sơ Biển Đông. Với nỗ lực ngoại giao của Indonesia, hôm thứ Sáu, 20/07, ASEAN mới đạt được đồng thuận về một văn bản bao gồm 6 nguyên tắc xử lý các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và cam kết tiếp tục đàm phán xây dựng một « bộ luật ứng xử » mang tính ràng buộc hơn.
Trong thời gian qua, Việt Nam và Philippines thường xuyên tố cáo Trung Quốc có cách hành xử hung hăng, độc đoán ở Biển Đông.
Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đã căng thẳng thêm sau khi Việt Nam cho công bố Luật Biển, khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Đáp lại, Trung Quốc đã cho lập thành phố Tam Sa, bao gồm cả hai vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đi kèm với việc lập Bộ chỉ huy quân đồn trú ở nơi này. Còn Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC cho mở thầu 9 lô thăm dò dầu khí mà Hà Nội khẳng định là nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam. Vừa qua, Trung Quốc còn đưa 30 tàu cá đến vùng quần đảo Trường Sa.
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Manila cũng xấu đi. Từ đầu tháng Tư cho đến giữa tháng Sáu, các tàu của Philippines và Trung Quốc đã đối mặt với nhau tại vùng bãi đá Scarborouh mà Mania tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.
Nguồn: RFI Việt ngữ.
Dưới đây trích một đoạn:
Sau một tuần không biểu tình chống Trung Quốc, Chủ Nhật 22 tháng Bảy hôm nay người Hà Nội lại hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng, tuần hành về gần vườn hoa đối diện đại sứ quán Trung Quốc. Những người đi biểu tình và không đi biểu tình nghĩ gì trước các động thái mới rồi của Trung Quốc hàm ý biển Đông hoàn toàn thuộc về chủ quyền của họ, bất chấp mọi lời phản đối từ phía Việt Nam? Thanh Trúc thuật lại như sau:
Thể hiện lòng yêu nước
Có mặt trong đoàn người biểu tình sáng Chủ Nhật hôm nay, anh Nguyễn Chí Đức, người đã bị công an hành hung, xô ngã và đạp vào mặt khi đi biểu tình chống Trung Quốc hồi năm ngoái, phát biểu:
Sau một tuần không biểu tình chống Trung Quốc, Chủ Nhật 22 tháng Bảy hôm nay người Hà Nội lại hưởng ứng lời kêu gọi trên mạng, tuần hành về gần vườn hoa đối diện đại sứ quán Trung Quốc. Những người đi biểu tình và không đi biểu tình nghĩ gì trước các động thái mới rồi của Trung Quốc hàm ý biển Đông hoàn toàn thuộc về chủ quyền của họ, bất chấp mọi lời phản đối từ phía Việt Nam? Thanh Trúc thuật lại như sau:
Thể hiện lòng yêu nước
Có mặt trong đoàn người biểu tình sáng Chủ Nhật hôm nay, anh Nguyễn Chí Đức, người đã bị công an hành hung, xô ngã và đạp vào mặt khi đi biểu tình chống Trung Quốc hồi năm ngoái, phát biểu:
Một hành trình biểu tình rất khí thế và hào hùng mặc dù trời rất nắng. Không ngờ tinh thần và ý chí thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh hải của nhân dân Việt Nam rất nhiệt huyết.Ô. Nguyễn Chí Đức
Nguyễn Chí Đức: “Một hành trình biểu tình rất khí thế và hào hùng mặc dù trời rất nắng. Không ngờ tinh thần và ý chí thể hiện quyết tâm bảo vệ lãnh hải của nhân dân Việt Nam rất nhiệt huyết. Cũng giống như mọi khi, tôi cảm thấy lần nào cũng tràn đầy cảm xúc, rạo rực và khí thế.”
Thanh Trúc: Thưa anh có nghĩ sẽ tiếp tục có biểu tình cuối tuần tới không?
Nguyễn Chí Đức: “Chủ Nhật tới có hay không thì tôi cũng không thể nói trước được, ví dụ như tuần vừa rồi là có một buổi đua xe đạp Trường Sơn của bên quân đội tổ chức, là mình cũng phải thông cảm, chương trình đã được lên kế hoạch trước rồi. Mình tuy là thể hiện lòng yêu nước thật, cũng rất hào hùng và người ta cũng cảm thấy như vậy, nhưng mình cũng nên tránh những cuộc mà chính phủ và nhà nước người ta tổ chức. Nếu tuần sau có những cuộc đấy thì mình phải tránh thôi. Nhưng mà nó khác với những cuộc mà người ta làm ra để cản trở biểu tình thì ý nghĩa nó khác.”
Thanh Trúc: Theo như anh nói thì người dân đi biểu tình chống Trung Quốc không nao núng trước những lời lẽ hàm ý đe dọa của chủ tịch ủy ban nhân dân Nguyễn Thế Thảo, vậy hôm nay mọi người đi biểu tình trong tinh thần như thế nào, quan điểm và nguyện vọng dân ra sao tính đến lúc này?
Nguyễn Chí Đức: “Tôi nghĩ dù lo lắng và có hay không thì tôi không biết, nhưng mà quan điểm lúc này là ý đảng và ý dân phải chung một hướng. Có thể cách thể hiện của quan chức ngoại giao nó khác, nhưng cái bản chất bây giờ là phải chung một lòng phải đoàn kết.
Chính quyền Bắc Kinh đã dã tâm và càng ngày càng lấn tới rồi, nó khác với 2007 là chỉ tuyên bố một cách chung chung, tuyên bố trên giấy là thành lập huyện Tam Sa. Còn 2011 thì họ cắt cáp và bây giờ họ vào địa phần mình rồi, họ tuyên bố chủ quyền và những lô dầu khí rồi, càng ngày càng mức độ nguy hiểm rồi.
Cho nên lúc này phải vượt qua nỗi lo sợ, không những người dân đi biểu tình vượt qua nỗi lo sợ mà chính quyền cũng phải vượt qua nỗi lo sợ. Chứ không kiểu này là mất nước thôi. Mất biển mất đảo mà còn bị khống chế là rất nguy hiểm cho tiền đồ dân tộc. Chính quyền mà nhún bước là mất nước ngay. Trong quá khứ chính quyền nào mà quyết tâm bảo vệ tổ quốc, đoàn kết dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân thì chắc chắn sẽ làm nhụt ý chí của chính quyền phương Bắc.”
Thanh Trúc: Anh Nguyễn Chí Đức có thể cho biết hôm nay công an có đông không và họ có động thái nào gọi là cản trở người biểu tình chống Trung Quốc không?
Chính quyền Bắc Kinh đã dã tâm và càng ngày càng lấn tới rồi, nó khác với 2007 là chỉ tuyên bố một cách chung chung, tuyên bố trên giấy là thành lập huyện Tam Sa. Còn 2011 thì họ cắt cáp và bây giờ họ vào địa phần mình rồi, họ tuyên bố chủ quyền và những lô dầu khí rồi, càng ngày càng mức độ nguy hiểm rồi.
Cho nên lúc này phải vượt qua nỗi lo sợ, không những người dân đi biểu tình vượt qua nỗi lo sợ mà chính quyền cũng phải vượt qua nỗi lo sợ. Chứ không kiểu này là mất nước thôi. Mất biển mất đảo mà còn bị khống chế là rất nguy hiểm cho tiền đồ dân tộc. Chính quyền mà nhún bước là mất nước ngay. Trong quá khứ chính quyền nào mà quyết tâm bảo vệ tổ quốc, đoàn kết dân tộc, mọi tầng lớp nhân dân thì chắc chắn sẽ làm nhụt ý chí của chính quyền phương Bắc.”
Thanh Trúc: Anh Nguyễn Chí Đức có thể cho biết hôm nay công an có đông không và họ có động thái nào gọi là cản trở người biểu tình chống Trung Quốc không?
Nguyễn Chí Đức: “Tôi nhận thấy lần này họ rất nhũn nhặn, lịch sự, và họ cũng rất đôn đáo trong việc phân luồng giao thông. Hôm nay trời nóng nực mà các anh em công an rất đôn đáo trong chuyện chặn đường và phân luồng. Một lẽ tại vì cuộc biểu tình này rất đông người, đi xuống cả lòng đường tại vì đông quá, cho nên họ đã tìm cách phân luồng đường. Có một cái ý nào đó là trước sức ép của dư luận, trước sức ép của quốc tế mà ngăn chận và đán áp biểu tình thì nó rất ảnh hưởng đến lòng dân. Lòng dân đây không phải là chuyện người đi biểu tình đâu mà còn bao nhiêu người quan sát nữa.”
Vừa rồi là cuộc trò chuyện giữa một người đi biểu tình chống trung Quốc hôm nay ở Hà Nội, anh Nguyễn Chí Đức.
_____________________
Còn Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thì ngay trong bản tin chiều (18h30) đã có một bài xuyên tạc ý nghĩa cuộc biểu tình và vu khống những người biểu tình là bị lợi dụng và lợi dụng chiêu bài yêu nước để gây rối trật tự công cộng. Những người được giáo dục tử tế không bao giờ chỉ đạo hoặc thực hiện những chương trình như thế!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét