Ngư dân Lý Sơn bị bắt giữ ở đảo Phú Lâm khi đánh bắt ở Hoàng Sa nói phía Trung Quốc nắm nhiều thông tin về gia đình của họ.
Ông Trần Hiền, từ xã An Vĩnh, Lý Sơn, nói ông được kể lại rằng người Trung Quốc trên đảo Phú Lâm có giữ hình ảnh vợ con và mẹ của ông.
Tàu số QNg 66074 mà ông Hiền vừa là chủ tàu, vừa là thuyền trưởng, bị bắt hồi đầu tháng Ba cùng với một tàu khác số hiệu QNg 66101 do ông Lê Vinh, người cùng xã An Vĩnh, làm chủ.
Khi ông bị giữ cùng các ngư dân khác trên đảo Phú Lâm, vợ của ông Trần Hiền đang chuẩn bị sinh con.
Ông nói với BBC từ Lý Sơn hôm thứ Năm 12/7: "Khi được thả gần 50 ngày sau, tôi nghe có người nói nhìn thấy hình của gia đình tôi trên đảo [Phú Lâm]."
"Cả hình vợ con tôi, cả hình bà già. Họ còn biết vợ tôi sinh con thứ ba."
"Làm sao họ có hình ảnh thì tôi không biết."
Tương tự, ông Lê Vinh, chủ tàu QNg 66101 bị bắt cùng ngày, nói phía Trung Quốc cũng nắm rõ thông tin về bản thân ông.
Ông Vinh kể với BBC: "Lúc tàu của tôi bị bắt, tôi không có mặt nhưng em trai đi trên tàu nói họ cho xem chi tiết gia đình mình."
Tuy nhiên, các ngư dân trên cũng bác bỏ rằng có "nguồn tin nội gián" cung cấp chi tiết thân nhân ngư dân cho Trung Quốc.
Lý do mà phía Trung Quốc tìm hiểu và tàng trữ thông tin, theo họ, là do cả hai ông đều đánh bắt ở Hoàng Sa nhiều năm nay và đều đã bị bắt nhiều lần.
Ông Lê Vinh đã bị bắt bốn lần, còn ông Trần Hiền thì "bao nhiêu lần không nhớ nữa".
Tịch thu tài sản
Hiện tàu của ông Trần Hiền đã được thả về tuy tịch thu hết tài sản thiết bị, nhưng tàu của ông Lê Vinh còn bị giữ.
Toàn bộ 21 người trên hai tàu bị bắt cũng đã được cho về nhà.
Tịch thu tài sản
Hiện tàu của ông Trần Hiền đã được thả về tuy tịch thu hết tài sản thiết bị, nhưng tàu của ông Lê Vinh còn bị giữ.
Toàn bộ 21 người trên hai tàu bị bắt cũng đã được cho về nhà.
"Cả hình vợ con tôi, cả hình bà già. Họ còn biết vợ tôi sinh con thứ ba. Làm sao họ có hình ảnh thì tôi không biết."
Ngư dân Trần Hiền
Theo các ngư dân, kinh tế của họ "rất khó khăn" khi việc làm ăn bị Trung Quốc cản phá.
Ông Vinh nói: "Mỗi lần bị bắt, Trung Quốc đều đòi tiền phạt hàng chục nghìn nhân dân tệ mới cho về. Họ còn tịch thu hết cá, hải sâm, lấy hết dầu và giữ thuyền, thiệt hại tính cũng hàng trăm triệu đồng".
Ông Trần Hiền, người bị Trung Quốc ghi nợ 30.000 Nhân dân tệ, thì nói nay không thể đi biển xa vì không còn phương tiện nên "chỉ ở nhà chờ đợi hỗ trợ".
Các ngư dân cho hay khi bị bắt, phía Trung Quốc luôn luôn tra hỏi lý lịch từng người, nhất là các chi tiết như họ có làm việc cho chính quyền địa phương hay tham gia bộ đội, du kích gì không.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã An Vĩnh Trần Bút nói dù ngư dân lâu nay bị ngăn cản, bắt giữ, chính quyền vẫn khuyến khích họ tiếp tục đánh bắt ở Hoàng Sa.
Việt Nam vẫn tuyên bố chủ quyền với quần đảo mà Trung Quốc đã chiếm giữ hoàn toàn từ 1974.
Hoạt động ngư nghiệp tại khu vực mà Việt Nam coi là "ngư trường truyền thống" này cũng được coi như hình thức khẳng định chủ quyền.
Nguồn: BBC Tiếng Việt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét