Blogger Widgets

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

TƯ LIỆU BẢN ĐỒ TRUNG QUỐC TỪ 1911-1934: CỰC NAM TRUNG QUỐC LÀ HẢI NAM

Xem xét quá trình quy thuộc Nam Hải (Biển Đông) qua các bản đồ từ cuối đời nhà Thanh đến (Trung Hoa) Dân quốc 

Đăng ngày 1/5/2012, trong tập Nghiên cứu Nam Hải

Lời dẫn của BaSam: 

Cám ơn độc giả S.T.H. đã tìm thấy, thông báo tài liệu quý giá này và độc giả N.B.N. đã kịp thời dịch ngay trong đêm qua để gửi tới đông đảo bạn đọc. 
 
Hy vọng sẽ có thêm nhiều phát hiện khác tương tự từ nhân dân ta, khi mà “đảng, nhà nước lo” không xuể, trong khi đó, dù đã có nhiều bằng cớ thuận lợi cho đấu tranh pháp lý để giành lại, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông, nhưng dường như vẫn không “lo” tới việc đưa ra Tòa án Quốc tế.

(Chủ trang là một người nước ngoài, không phải Trung Quốc, tên theo âm Hán Việt là Nê Bá Long Cân. Ốc Đằng)

Từ năm 1911 đến năm 1935

Năm 1911, thành lập Dân Quốc, lịch sử Trung Quốc mở ra trang mới. Năm đầu cơ bản vẫn vẽ theo hệ bản đồ thời cuối nhà Thanh.

(9) Trung Quốc tân đồ (1915). Bản đồ này xuất bản ở Thương Hải, trong đó cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ đến đảo Hải Nam, giống như tình hình năm 1908.

Bản đồ này là tái bản, có thể nghĩ rằng bản đầu tiên của nó cũng như vậy. Qua đó có thể thấy, mặc dù năm 1909 Lý Chuẩn đã tuyên bố chủ quyền khi đến Tây Sa [Hoàng Sa], nhưng khá nhiều người biên vẽ bản đồ, nhất là những người không phải dân Quảng Đông vẫn không hề coi Tây Sa là thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Nên cái gọi là “Tây Sa là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc” chưa hề trở thành nhận thức chung của xã hội.

 
 

(10) Trung Quốc tân đồ (1917). Cho đến năm 1917, đến tấm bản đồ Trung Quốc tân thứ 3, tình hình vẫn chưa thay đổi. Cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ là đảo Hải Nam.

 

 

(11) Trung Hoa dân quốc tân khu vực đồ (1917). Điều đáng nói rõ ở tấm bản đồ này là chữ “tân” (mới). Quần đảo Tây Sa bị quy nạp vào cương vực của Trung Quốc. Bản đồ này là tấm bản đồ sớm nhất mà tôi từng thấy dưới hình thức vẽ thêm một khung vuông phụ trong bản đồ toàn quốc. Chú ý, lúc này thuộc địa Nam Hải [Biển Đông] chỉ có “Tây Sa” và “Đông Sa”. “Trung Sa” [một phần của Trường Sa] chưa hề bị bao vẽ vào lãnh thổ Trung Quốc.

 

(12) Trung Quốc địa lý các duyên đồ. Bản đồ này xuất bản năm 1922, là một tấm trong tập sách Bản đồ lịch sử, nhưng lại dùng bản đồ Dân quốc năm 1918, “Tây Sa” vẫn được vẽ trong khung vuông phụ trong địa đồ toàn quốc. Có thể thấy hình thức này đã bắt đầu phổ cập. Và vẫn như bản đồ 1917, chỉ có Tây Sa và Đông Sa là trong bản đồ Trung Quốc.

(13) Trung Quốc tân hình thế đồ (1922). Đây là một phần trong cuốn tập hợp bản đồ sách giáo khoa địa lý tham khảo, về độ chính xác thì không được như bản đồ ở phần trên, nhưng lại nói rõ hơn phạm vi bản đồ Trung Quốc trong con mắt của chủ lưu xã hội. Nó cũng như hai tấm bản đồ nói trên, cực nam của Trung Quốc vẫn chỉ đến “Tây Sa”. “Trung Sa” và “Đông Sa” vẫn chưa có.

 

(14) Trung Hoa triết loại phân tỉnh đồ (1931). Thời gian đến năm 1931 bản đồ Trung Quốc vẫn chưa có thay đổi, cực nam vẫn ở Tây Sa.

 


(15) Trung Hoa dân quốc tân địa đồ (Thân báo) (1934). Để kỷ niệm 60 năm Thân báo ra đời, Thân báo tổ chức một loạt các chuyên gia về địa lý (gồm có Đinh Văn Giang, Weng Wen Hao, Tăng Thế Anh) dùng nhân lực và vật lực lớn để biên soạn bản đồ Dân Quốc có tính chính thống nhất. Tấm bản đồ này được in ấn trên 8 định dạng là một sáng tạo mới của Trung Quốc  đương thời. Sau đó, do nguyên nhân giá cả và phạm vi ứng dụng lớn nên đã xuất bản phổ cập với 16 định dạng. Trong tập bản đồ này, bản đồ của Trung Quốc vẫn chỉ bao gồm “Tây Sa” và “Đông Sa” mặc dù lúc này đã xảy ra sự kiện nước Pháp tuyên bố chủ quyền 9 đảo ở “Nam Sa” [Trường Sa] (1933), Thân báo đã tỏ thái độ quyết liệt khi thông báo sự kiện này, nhưng lại rất hài hước là ngay trong tập bản đồ do Thân báo chủ biên vẫn chưa vẽ “Nam Sa” vào trong lãnh thổ Trung Quốc.

Tóm lại, từ khi bắt đầu của (Trung Hoa) Dân quốc cho đến trước năm 1917, quần đảo “Tây Sa” vẫn chưa phải là nhận thức chung trong bản đồ Trung Quốc. Sau năm 1917, quẩn đảo “Tây Sa” mới nằm vào tuyệt đại bộ phận bản đồ của Trung Quốc. Trong thời gian từ năm 1917 đến năm 1934, cương vực trong bản đồ Trung Quốc vẫn chỉ đến quần đảo “Tây Sa”. “Trung Sa” và “Nam Sa” vẫn không hề là lãnh thổ Trung Quốc được chính Trung Quốc vẽ trong tuyệt đại bộ phận bản đồ của Trung Quốc.

 

 


Nguồn: Ba Sàm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét