BTC giải thưởng Balaban (Hoa Kỳ) vừa gửi thư mời các học giả tới dự lễ trao giải thưởng Balaban năm 2012 cho học giả Trần Nghĩa "vì những đóng góp lớn lao" của ông trong nghiên cứu và phổ biến chữ Nôm; đồng thời cũng trao giải thưởng Học giả trẻ yêu chữ Nôm cho ông Trần Trọng Dương.
Lễ trao giải thưởng Balaban 2012 sẽ diễn ra vào lúc 10h ngày 8.11.2012 tại giảng đường Trường ĐH KHXH và Nhân văn Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.
Giải thưởng Balaban là giải thưởng được Hội Bảo tồn Di sản Chữ Nôm (Hoa Kỳ) trao hàng năm cho các cá nhân hay các nhóm cá nhân có đóng góp ý nghĩa trong việc thực hiện viễn kiến của hội về bảo tồn và quảng bá di sản chữ viết Hán Nôm của dân tộc Việt Nam, bao gồm những văn bản cổ Hán Nôm được sử dụng trước sự ra đời của chữ Quốc ngữ latin.
Hội Bảo tồn Di sản Chữ Nôm là một tổ chức phi chính phủ đã đăng ký hoạt động ở Việt Nam và là một tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ.
Hân hoan chúc mừng Giáo sư Trần Nghĩa và Tiến sĩ Trần Trọng Dương về sự kiện vui mừng này; Kính chúc Giáo sư và Tiến sĩ tiếp tục có thêm nhiều thành tựu trong nghiên cứu di sản Chữ Nôm của dân tộc!
_______________________________________
GIÁO SƯ TRẦN NGHĨA
Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, nguyên Tổng biên tập Tạp chí Hán Nôm.
Ông sinh 1936 tại Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Đại học khoa Văn, Sơn Đông, Trung Quốc, năm 1960. Công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm từ năm 1980 đến nay. Ông là đồng chủ biên bộ sách thư mục "Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu" xuất bản năm 1993 miêu tả chi tiết về từng cuốn sách chữ Hán Nôm hiện đang được tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và các thư viện ở Paris.
Ông sinh 1936 tại Quảng Ngãi. Tốt nghiệp Đại học khoa Văn, Sơn Đông, Trung Quốc, năm 1960. Công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm từ năm 1980 đến nay. Ông là đồng chủ biên bộ sách thư mục "Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu" xuất bản năm 1993 miêu tả chi tiết về từng cuốn sách chữ Hán Nôm hiện đang được tàng trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm và các thư viện ở Paris.
Trần Nghĩa còn có các bút danh Tuấn Nghi, Thọ Nhân.
Các công trình đã xuất bản:
Sách
1. Trùng san Lam Sơn thực lục (dịch, giới thiệu). Nxb. KHXH, H, 1992
2. Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tùng san (đồng chủ biên). Đài Loan thư cục, 1992
3. Lục Vân Tiên truyện (phiên âm, chú thích, giới thiệu). Nxb. KHXH, H, 1994
4. Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (đồng chủ biên). Nxb. KHXH, H, 1993
5. Tổng tập tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam(chủ biên). Nxb. Thế giới, H, 1997
6. Sưu tầm và Khảo luận tác phẩm chữ Hán của người Việt Nam trước thế kỷ X. Nxb. Thế giới, H.2000.
7. Truyện Phan Trần. Bản Nôm mang niên đại cổ nhất mới sưu tầm ở Paris. Nxb. Văn học, H. 2009.
..........
..........
Tạp chí
Đã viết khoảng gần 200 bài, đăng trên các Tạp chí Văn học, Nghiên cứu Lịch sử, Tạp chí Hán Nôm, Sciences Socils, Études Vietnamiennes và các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế v.v.
TIẾN SĨ TRẦN TRỌNG DƯƠNG
Sinh năm 1980 tại Hà Nội. Tốt nghiệp ngành Hán Nôm, Đại học KHXH và Nhân văn Hà Nội. Bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ năm 2005, luận án Tiến sĩ năm 2011. Hiện công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Đã từng giảng dạy tại Đại học Văn hóa, tham gia nhiều công trình khoa học cấp Bộ và xuất bản nhiều sách và bài báo khoa học.
Các công trình của Trần Trọng Dương chia làm 4 nhóm vấn đề:
- Nhóm các công trình các bài viết nghiên cứu về chữ Nôm
- Nhóm các công trình phiên chú khảo cứu về văn bản Nôm.
- Nhóm công trình từ điển.
- Nhóm tác phẩm phục vụ việc giảng dạy.
.
.
1. Trần Trọng Dương (Khảo cứu, phiên chú), Thiền tông khóa hư ngữ lục, (Hà Nội: Nhà xuất bản Văn học. 2009).
2. Phan Văn Các , Trần Ngọc Vương (chủ biên), Phạm Văn Ánh, Trần Trọng Dương, Dương Văn Hoàn .Văn Miếu- những giá trị văn chương. (Hà Nội: Nhà xuất bản Hà Nội, 2011).
3.Trần Trọng Dương. Nghiên cứu chữ Nôm và tiếng Việt qua các bản dịch “Khóa Hư Lục. (Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, 2012).
7.Trần Trọng Dương . “Vài ý kiến về cách đọc một số chữ Nôm trong “Truyền kỳ mạn lục giải âm”. Thông báo Hán Nôm học 2002. (Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2003).
8. Trần Trọng Dương. “Khảo sát hệ thống từ cổ trong bản giải âm “Khóa hư lục” của Phúc Điền hòa thượng”. Thông báo Hán Nôm học 2005. (Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2006).
9. Trần Trọng Dương. “Thử tầm nguyên hai chữ “Tha La””. A Study on Nom Script. (Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội - Nom foundation, 2008).
10. Trần Trọng Dương. “GS Nguyễn Tài Cẩn với hướng nghiên cứu diễn biến chữ Nôm qua mô hình ngữ âm”. (Nghệ An: Nhà xuất bản Nghệ An, 2011).
11. Trần Trọng Dương. “Từ nguyên một số từ đơn tiết gốc Hán”. Đào tạo và nghiên cứu ngôn ngữ học ở Việt Nam: những vấn đề lý luận và thực tiễn. (Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, 2011): 688-699.
12. Trần Trọng Dương. “Thiết tha” hay “Thướt tha” ?. Thông báo Hán Nôm học (Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2007).
Bài nghiên cứu
1. Trần Trọng Dương. “Cách dịch cấu trúc bị động trong “Truyền kỳ mạn lục giải âm”. Tạp chí Hán Nôm, 3 (2004).
2. Trần Trọng Dương. “Đi tìm âm đọc cổ cho chữ “Lơ thơ”. Tạp chí Hán Nôm, 3 (2006): 44-53.
3. Trần Trọng Dương. “Khảo sát hệ thống từ cổ trong bản giải nghĩa “Thiền tông khóa hư ngữ lục” của Tuệ Tĩnh”, Tạp chí Ngôn ngữ. 8 (2006): 5- 68.
4. Trần Trọng Dương. “Tình hình cấu trúc chữ Nôm qua ‘Khóa hư lục giải nghĩa” và “Khóa hư lục giải âm”. Tạp chí Hán Nôm, 2 (2008): 43-58.
5. Trần Trọng Dương. “Vấn đề khai thác từ cổ qua hệ thống từ điển và các văn bản chữ Nôm. Tạp chí Hán Nôm, 1 (2010): 17-37.
6. Trần Trọng Dương. Phật thuyết có phải là bản dịch ở thế kỷ XII?”. Tạp chí Ngôn ngữ. 4 (2011), 31-48.
7. Trần Trọng Dương. “Từ nguyên của từ VĂN HIẾN trong bối cảnh tri thức Việt Nam – Trung Hoa”. Nghiên cứu Văn hóa. 3 (2012): 5-14.
8. Trần Trọng Dương, “Về dấu vết chữ Nôm kỵ húy trong sách “Phật thuyết”. Văn hóa Nghệ An. 2010.
9. Trần Trọng Dương. “Khảo về Đại Cồ Việt- nước Việt- nước Phật giáo”. Tạp chí Hán Nôm, 2 (2009): 53- 75.
10. Trần Trọng Dương. “ (Tổng thuật tình hình nghiên cứu diễn biến cấu trúc chữ Nôm.). Tạp chí Hán Nôm, 2 (2011): 11-28.
11. Trần Trọng Dương. “Khảo sát ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi trong môi trường giảng dạy- dịch thuật kinh điển Nho gia (Từ góc nhìn liên văn bản)”. Tạp chí Hợp Lưu. 115 (2011): 5-38.
12. Trần Trọng Dương. Thủy âm kép tiếng Việt thế kỷ XIV- XV qua các chữ Nôm cổ trong “Quốc âm thi tập”. Tạp chí Ngôn ngữ. số 8/2012. tr.44-61.
Bài dịch
1. Nguyễn Đình Hòa. Ngữ âm tiếng Việt và những vay mượn tự hình chữ Hán qua cuốn “Tam thiên tự” . Tạp chí Hán Nôm [Journal of Han- Nom]. 2008.
[Vietnamese Phonology and Graphemic Borrowings from Chinese: the Book of 3000 Character Revisited]. Journal of Mon- Khmer Studies. 20 (1992): 163-182. www.sealang.net/mks/copyright.htm
2. Nguyễn Đình Hòa. Những vay mượn hình thể chữ Hán: trường hợp Chữ Nôm- văn tự bình dân Việt Nam. (chưa xuất bản).
[Graphemic Borrowings from Chinese: the Case of Chữ Nôm- Vietnamese’s Demotic Script]. The Bulletin of the Institute of History and Philology. Academia Sinica. Vol.LXI, Part II. Taipei, Taiwan,China.1990.
3. Nguyễn Đình Hòa. Sơ bộ nghiên cứu “Tự Đức thánh chế tự học”- cuốn tự điển Hán Việt thế kỷ XIX. Tạp chí Suối Nguồn. 6/2012.
A Preliminary Study of TỰ ĐỨC THÁNH CHẾ TỰ HỌC- a 19th-Century Chinese-Vietnamese Dictionary. Mon-Khmer Study 26: 207-216 . www.sealang.net/mks/copyright.htm
Thuyết trình
1.(cùng Lê Quốc Việt và Vũ Kim Thư). Thư pháp chữ Nôm, trong triển lãm “Oscilloscope”. L’Espace-Centre Culturel Français de Hanoi (French Embassy). 2008.
2. Dịch thuật kinh Phật với văn hiến Việt Nam. L’Espace- Centre Culturel Français de Hanoi (French Embassy). 2010.
3.Đinh Bộ Lĩnh- Loạn sứ quân: từ sử liệu đến sử thực. Tạp chí Tia Sáng và Không gian sáng tạo Trung Nguyên. 2012.
4.Kiến giải mới về kiến trúc “Một Cột” chùa Diên Hựu. Tạp chí Tia Sáng và Không gian sáng tạo Trung Nguyên. 2012.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét