Đường Lâm lại nóng vì lăng Ngô Quyền
30/05/2013 03:20
Nhiều người dân Đường Lâm lo lắng về dự định xây mới lăng Ngô Quyền tại đây.
Tu bổ hay xây mới ?
Không rõ việc xây sắp tới liệu có ảnh hưởng tới long mạch không, là thổ lộ của cụ từ hiện đang trông coi lăng Ngô Quyền. Một nỗi lo rất tâm linh, dựa trên lòng thành kính của cụ với nhà vua. Nhưng dân Đường Lâm còn nỗi lo khác cụ thể hơn. Họ sợ di tích ngàn năm tuổi này bị phá đi xây mới. “Đập đi xây cái mới thì còn gì là cổ kính, còn gì là di sản nữa”, ông Hà Kế Toán - một người dân lo lắng.
Trong khi đó, ông Kiều Mạnh Cường - cán bộ mặt trận của thôn - lại khá điềm tĩnh. Ông cho biết, kế hoạch tu bổ lăng Ngô Quyền đã có từ lâu. Dân thôn đã được bàn bạc. Bộ VH-TT-DL cũng đã thỏa thuận đồng ý về việc tu bổ. Bản vẽ thiết kế cũng đã được trưng bày tại lăng để mọi người biết. Nhà đại bái sẽ được mở rộng thành 5 gian. Tả hữu mạc được dịch sang hai bên. Còn lo lắng của một số người dân về việc xây dựng tại lăng, ông Cường cho biết: “Thực sự chúng tôi không biết có việc như vậy”.
Người dân Đường Lâm vẫn thường xuyên nhang khói tại lăng Ngô Quyền - Ảnh: Trinh Nguyễn |
Nhưng còn có sự thực khác mà ông Cường không biết. Đó là bản thiết kế (mở rộng nhà đại bái) treo tại lăng hiện giờ đã lỗi thời. Theo ông Phạm Hùng Sơn, Trưởng ban Quản lý di tích Đường Lâm, Cục Di sản không đồng ý cho mở rộng nhà đại bái từ 3 thành 5 gian, cũng như không cho phép dịch nhà tả hữu mạc. Trừ mở rộng khuôn viên, những hạng mục khác của lăng Ngô Quyền phải được giữ nguyên khi tu bổ. Và người dân, cũng như chính cán bộ thôn, đã không hề biết đến quyết định này. Do thiếu thông tin, họ đã lo sợ phấp phỏm “nhầm” một cách không đáng có. Một sơ xuất của phía thị xã, cụ thể là Ban Quản lý di tích làng cổ Đường Lâm.
Quyền làm chủ di sản
Ở Đường Lâm, người dân đã có nhiều bài học di sản sau khi làng của họ nhận danh hiệu di tích cấp quốc gia. Rằng, không gian làng cổ cần giữ nguyên, họ không được phép xây dựng nhà cao tầng cho dù cuộc sống chật chội. Một số người khác nhận ra rằng quản lý di sản cần phải gần dân hơn. Nhưng những bài học về giá trị như vì sao nhà cổ Đường Lâm quý giá, không gian Đường Lâm đặc biệt thì người dân chưa được học. “Hồ sơ xin làm di sản làm lúc nào chúng tôi không biết. Chỉ biết, khi nhận danh hiệu, mỗi hộ được nhận 10.000 đồng, không cần ký nhận”, chị Nguyễn Thị Hạnh - một người dân cho biết. Chính vì thế, tại buổi họp giải quyết vấn đề Đường Lâm mới đây, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã yêu cầu việc tuyên truyền cho người dân cần đẩy mạnh hơn nữa.
“Tôi vui vì nhà nước đã không cho phép phá cũ xây mới ở lăng Ngô Quyền, bảo vệ được di tích”, ông Toán nói khi được phóng viên thông báo về việc lăng sẽ được trùng tu đúng luật, không gian cũ được giữ nguyên. Rõ ràng, cho dù trình tự thủ tục đang đúng luật định, người dân không được tuyên truyền để hiểu rõ về việc tu bổ này. Phần nào cộng đồng đã bị “tước” quyền làm chủ di sản.
Nhưng người dân thì nghĩ rằng việc xây sửa rất gần rồi. Bên cạnh đó, giờ đây đọng lại trong nhiều người là câu chuyện truyền miệng về lễ động thổ lăng làm từ chiều tới khuya, có quan chức thị xã về dự. Buổi lễ cũng còn có cả vàng mã như ngựa, hình nhân - thứ mà Bộ VH-TT-DL đang không cho phép đốt nơi công cộng. Một di tích cấp quốc gia - hẳn cũng là một nơi công cộng - cho nhiều người tới lui như thế. Nếu điều này có thật, liệu khi cho phép tổ chức một nghi lễ như vậy, nhà quản lý đã cân nhắc hiệu ứng xã hội của nó?
Rõ ràng, chưa thực sự coi trọng tuyên truyền nhận thức, phát huy vai trò làm chủ của người dân, câu chuyện di sản ở Đường Lâm sẽ còn tạo dư luận.
Đã động thổ ? Ông Phạm Hùng Sơn cũng chủ động nói về một đoạn clip lễ động thổ xây dựng lăng Ngô Quyền hiện nhiều người đang bàn tán. Theo ông, về mặt chính quyền và quản lý nhà nước, chưa có việc khởi công công trình này. “Buổi lễ động thổ xây lăng dư luận nhắc tới chỉ là thủ tục tâm linh do dòng họ làm để lấy ngày tốt. Họ cũng chỉ cuốc mấy nhát cuốc ngoài gốc cây sở chứ chưa động chạm di tích. Chúng tôi đã kiểm tra”, ông Sơn nói. |
Trinh Nguyễn
Nguồn: Thanh Niên
Bài liên quan:
Cấp báo từ Làng cổ Đường Lâm
0h Rằm Tháng Tư năm Quý Tỵ (24.5.2013), dòng tộc họ Ngô đã lén lút làm lễ ĐỘNG THỔ tu bổ Đền thờ Ngô Quyền tại làng Cam Lâm - xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây - Hà Nội.
Trong quang cảnh Đền Ngô Quyền đèn nến lập lòe, những người hành lễ đã thắp nến bát quái, bày đặt hình nhân thế mạng, ngựa voi mã to như ngựa voi thật càng làm cảnh tượng lễ cúng thêm phần rùng rợn.
Bà con Đường Lâm cho biết, thầy cúng đã sử dụng 7 tạ gạo tẻ và 3 tạ gạo nếp cho lễ cúng này. Cúng xong, toàn bộ 1 tấn gạo đó được đem đổ xuống sông Tích.
Đáng chú ý là chính quyền các cấp ở địa phương, Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, Phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây, Cục Di Sản, Bộ Văn hóa đều không cơ quan nào được báo cáo về việc này.
Ai chủ trương lễ Động thổ? Ai phê duyệt cho việc phá đền Ngô Vương và động đến phần mộ của Ngô Vương?
Theo người dân địa phương, Dự án chỉ giữ lại huyệt mộ Ngô Quyền, ngoài ra phần kiến trúc lăng, kiến trúc đền và xung quanh đều bị san phẳng để xây mới, quy mô hoành tráng.
Chính quyền xã Đường Lâm, chính quyền thị xã Sơn Tây, Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm; Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội, UBND TP Hà Nội; Cục Di sản Bộ Văn hóa hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về chuyện này!
Trong quang cảnh Đền Ngô Quyền đèn nến lập lòe, những người hành lễ đã thắp nến bát quái, bày đặt hình nhân thế mạng, ngựa voi mã to như ngựa voi thật càng làm cảnh tượng lễ cúng thêm phần rùng rợn.
Bà con Đường Lâm cho biết, thầy cúng đã sử dụng 7 tạ gạo tẻ và 3 tạ gạo nếp cho lễ cúng này. Cúng xong, toàn bộ 1 tấn gạo đó được đem đổ xuống sông Tích.
Đáng chú ý là chính quyền các cấp ở địa phương, Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, Phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây, Cục Di Sản, Bộ Văn hóa đều không cơ quan nào được báo cáo về việc này.
Ai chủ trương lễ Động thổ? Ai phê duyệt cho việc phá đền Ngô Vương và động đến phần mộ của Ngô Vương?
Theo người dân địa phương, Dự án chỉ giữ lại huyệt mộ Ngô Quyền, ngoài ra phần kiến trúc lăng, kiến trúc đền và xung quanh đều bị san phẳng để xây mới, quy mô hoành tráng.
Chính quyền xã Đường Lâm, chính quyền thị xã Sơn Tây, Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm; Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội, UBND TP Hà Nội; Cục Di sản Bộ Văn hóa hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về chuyện này!
Nguồn: tại đây.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét