Làm thế nào để biến 'bùa đá' thành hòn đá bình thường?
21.05.2013 | 07:33
"Chắc chắn những người mang hòn đá này vào đền Thượng chưa từng nghĩ tới một ngày họ phải làm điều này. Rồi không biết sắp tới họ sẽ làm gì để biến một bùa đá có phép màu trở thành một hòn đá bình thường như bao hòn đá khác?", GS Ngô Đức Thịnh băn khoăn.
.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin |
Sau khi báo điện tử Người đưa tin đăng tải loạt bài phản ánh về những bất thường của "hòn đá lạ" tại Đền Hùng, đến nay bộ VHTT&DL đã có công văn yêu cầu tỉnh Phú Thọ di dời hòn đá ra khỏi khu di tích.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người còn băn khoăn là, tại sao chốn linh thiêng như Đền Hùng lại là chỗ để những cá nhân, tổ chức có thể tuỳ ý sắp đặt hiện vật tuỳ tiện gây xôn xao thậm chí hoang mang trong dư luận?
Xung quanh việc "hòn đá lạ" ngang nhiên vi phạm luật Di sản
Trong loạt bài trước, báo điện tử Người đưa tin đã đề cập đến hiện tượng "hòn đá lạ" với nhiều văn tự và hình vẽ "kỳ dị" gây khó hiểu, hoang mang trong dư luận được đặt tại đền Thượng thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Giải thích về sự tồn tại của “hòn đá lạ”, ban Quản lý di tích Đền Hùng từng cho rằng, hòn đá này có chức năng bùa phép để phá yểm, hoá giải tai ương, cầu tài cầu lộc. Còn về việc giải thích những hình vẽ và ký tự trên hòn đá này, phía chính quyền Phú Thọ và ban Quản lý di tích lịch sử Đền Hùng đã cho rằng, đó là sự kết hợp của bùa hóa giải tai ương (của Đạo giáo), các câu thần chú của Phật giáo Mật Tông và thế trận chiêm tinh Phật Tổ Như Lai kết hợp cùng thế trận trong Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên.
Tuy nhiên, điều khiến nhiều người còn băn khoăn là, tại sao chốn linh thiêng như Đền Hùng lại là chỗ để những cá nhân, tổ chức có thể tuỳ ý sắp đặt hiện vật tuỳ tiện gây xôn xao thậm chí hoang mang trong dư luận?
Xung quanh việc "hòn đá lạ" ngang nhiên vi phạm luật Di sản
Trong loạt bài trước, báo điện tử Người đưa tin đã đề cập đến hiện tượng "hòn đá lạ" với nhiều văn tự và hình vẽ "kỳ dị" gây khó hiểu, hoang mang trong dư luận được đặt tại đền Thượng thuộc khu di tích lịch sử Đền Hùng. Giải thích về sự tồn tại của “hòn đá lạ”, ban Quản lý di tích Đền Hùng từng cho rằng, hòn đá này có chức năng bùa phép để phá yểm, hoá giải tai ương, cầu tài cầu lộc. Còn về việc giải thích những hình vẽ và ký tự trên hòn đá này, phía chính quyền Phú Thọ và ban Quản lý di tích lịch sử Đền Hùng đã cho rằng, đó là sự kết hợp của bùa hóa giải tai ương (của Đạo giáo), các câu thần chú của Phật giáo Mật Tông và thế trận chiêm tinh Phật Tổ Như Lai kết hợp cùng thế trận trong Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo đánh quân Nguyên.
Tâm sáng sao lại xem thường luật!? Câu chuyện về "hòn đá lạ" ở Đền Hùng đến giờ mới chỉ dừng lại ở việc nhận định nên hay không nên đặt hòn đá này tại đền Thượng. Một số cá nhân có liên quan đến sự xuất hiện của hòn đá này tự ý cho rằng cái tâm mình sáng nên không "hổ thẹn" về việc "đạp" trên luật Di sản để làm theo ý mình. Thiết nghĩ đây là một lối tư duy sai lầm. Bởi "luật cũng là tâm, ra đời để điều chỉnh hành vi của con người. Không thể ỷ vào tâm rồi làm bừa bất chấp các quy định của pháp luật. |
.
Xung quanh sự có mặt của "hòn đá lạ" tại Đền Hùng Phú Thọ, báo điện tử Người đưa tin cũng đã đăng tải các ý kiến của nhiều nhà khoa học hàng đầu Việt Nam về lịch sử, văn hóa, tâm linh, phong thuỷ. Trên cơ sở khoa học và phân tích nhiều khía cạnh khác nhau liên quan đến "hòn đá lạ", các nhà khoa học đã có những luận giải và chỉ ra nhiều điểm bất hợp lý của hòn đá này và lý lẽ biện minh của "những người trong cuộc".
Điển hình là ý kiến của Giáo sư sử học Phan Huy Lê, chủ tịch hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Ông Phan Huy Lê đã phủ nhận thông tin quân Nguyên Mông thuê đạo sĩ yểm bùa ở Đền Hùng. Vị giáo sư này khẳng định: "Chưa có một sử liệu nào ghi chép tới sự kiện này". Trong khi đó, tổng Thư ký hội Sử học Việt Nam, ông Dương Trung Quốc chỉ ra, việc đặt "hòn đá lạ" vào Đền Hùng là trái luật Di sản, một sự tuỳ tiện mang ý chủ quan. Bởi, hòn đá này không có trong hồ sơ di sản của khu di tích lịch sử Đền Hùng. Liên quan đến các hình vẽ và hoạ tiết trên hòn đá, nhà nghiên cứu tiềm năng con người ông Nguyễn Phúc Giác Hải nhận định, những hoạ tiết và hình vẽ trên bùa đá này hỗn độn, khó hiểu và không lô gíc. Đặc biệt, một nghiên cứu độc lập của Phòng Nghiên cứu phong thuỷ kiến trúc, Viện Quy hoạch và kiến trúc UAI đã kết luận: "Hòn đá lạ" có năng lượng ở mức độ thấp, trường khí âm (âm khí).
Từ những căn cứ trên, các chuyên gia cho rằng bản thân hòn đá này sẽ không có một tác dụng tốt nào đối với khu di tích.
Trước những luận cứ khoa học không thể chối cãi, cùng với sự bất bình trong dư luận, UBND tỉnh Phú Thọ mong muốn tổ chức một cuộc hội thảo khoa học xung quanh "hòn đá lạ" để xin ý kiến của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiều người phản đối ý tưởng trên, vì hội thảo sẽ không mang đến kết quả như mong muốn. Bởi, bản chất trấn yểm, bùa chú đã là việc tâm linh, khó thể định nghĩa và diễn giải khiến mọi người cùng "tâm phục khẩu phục" nên hội thảo sẽ càng làm cho sự việc thêm rối rắm. Cuối cùng, UBND tỉnh Phú Thọ buộc phải xin ý kiến của bộ VHTT&DL để xử lý “hòn đá lạ”. Ngày 14/5 bộ VHTT&DL đã có công văn trả lời, nêu rõ "hòn đá lạ" không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ phê duyệt. Việc đưa "hòn đá lạ" vào đền Thượng không được dư luận xã hội đồng thuận. Căn cứ vào luật Di sản văn hóa, bộ VHTT&DL đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi Đền Hùng và rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.
Từ những căn cứ trên, các chuyên gia cho rằng bản thân hòn đá này sẽ không có một tác dụng tốt nào đối với khu di tích.
Trước những luận cứ khoa học không thể chối cãi, cùng với sự bất bình trong dư luận, UBND tỉnh Phú Thọ mong muốn tổ chức một cuộc hội thảo khoa học xung quanh "hòn đá lạ" để xin ý kiến của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nhiều người phản đối ý tưởng trên, vì hội thảo sẽ không mang đến kết quả như mong muốn. Bởi, bản chất trấn yểm, bùa chú đã là việc tâm linh, khó thể định nghĩa và diễn giải khiến mọi người cùng "tâm phục khẩu phục" nên hội thảo sẽ càng làm cho sự việc thêm rối rắm. Cuối cùng, UBND tỉnh Phú Thọ buộc phải xin ý kiến của bộ VHTT&DL để xử lý “hòn đá lạ”. Ngày 14/5 bộ VHTT&DL đã có công văn trả lời, nêu rõ "hòn đá lạ" không có trong danh mục hiện vật và nội dung tu bổ đền Thượng đã được Bộ phê duyệt. Việc đưa "hòn đá lạ" vào đền Thượng không được dư luận xã hội đồng thuận. Căn cứ vào luật Di sản văn hóa, bộ VHTT&DL đề nghị tỉnh Phú Thọ chỉ đạo các cơ quan chức năng đưa hòn đá ra khỏi Đền Hùng và rút kinh nghiệm trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị của di tích.
"Hòn đá lạ" tại khu di tích Đền Hùng.
Khó xử lý trách nhiệm?
Công văn của bộ VHTT&DL do thứ trưởngDương Đặng Thị Bích Liên ký, một lần nữa khẳng định sự sai trái và tuỳ tiện của ban Quản lý Di tích Đền Hùng và chính quyền tỉnh Phú Thọ về việc đặt "hòn đá lạ" vào khu di tích lịch sử Đền Hùng. Tuy nhiên, câu chuyện để "lọt lưới" hòn đá này vào khu di tích lịch sử đặc biệt của quốc gia đã khiến nhiều người tự hỏi, tại sao một di tích quan trọng, một biểu tượng linh thiêng trong tâm thức người Việt lại được quản lý khá tuỳ tiện, bị chi phối bởi quan điểm "mê tín" của một số cá nhân có trách nhiệm. Để xảy ra vụ việc này thuộc về ai và sự việc sẽ được xử lý như thế nào? .
Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin liên quan đến vấn đề trên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Uỷ viên hội đồng Di sản Văn hoá Trung ương, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng, việc làm này rõ ràng sai trái, gây bất bình trong dư luận cả nước. Mặc dù, ý định ban đầu của người đặt "hòn đá lạ" vào đền Thượng có thể xuất phát từ cái tâm rất tốt nhưng Đền Hùng là một di tích đặc biệt không thể tuỳ tâm mà làm được. Trên một khía cạnh khác, bùa chú, trấn yểm là vấn đề mang tính tâm linh, duy tâm, vừa khó để kiểm chứng đúng sai nên gây hoài nghi. Đặt một hòn đá mang tính bùa chú, trấn yểm rõ ràng là không nên tại khu di tích Đền Hùng. Cũng vì việc làm tâm linh, lại xuất phát từ cái tâm nên việc xử lý trách nhiệm cá nhân như thế nào là rất khó.
Theo ông Thịnh: "Trước mắt, đưa "hòn đá lạ" ra khỏi khu di tích lịch sử Đền Hùng. Còn việc xử lý như thế nào phải chờ phía tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, việc quản lý di tích Đền Hùng là việc làm mà nhân dân cả nước quan tâm, liệu việc xử lý có hợp với lòng dân hay không còn phải đợi".
PV báo điện tử Người đưa tin cũng cố gắng tìm cách liên lạc với ban Quản lý Di tích Đền Hùng để tìm câu trả lời cho những thắc mắc nhưng không được. Đáng lẽ, với một sự việc gây xôn xao dư luận như trên, phía UBND tỉnh Phú Thọ phải sớm tổ chức một cuộc họp báo nhằm trả lời các câu hỏi thắc mắc mà dư luận đang đặt ra.
Công văn của bộ VHTT&DL do thứ trưởng
Trao đổi với PV báo điện tử Người đưa tin liên quan đến vấn đề trên, Giáo sư Ngô Đức Thịnh, Uỷ viên hội đồng Di sản Văn hoá Trung ương, nguyên Viện trưởng viện Nghiên cứu Văn hoá Việt Nam cho rằng, việc làm này rõ ràng sai trái, gây bất bình trong dư luận cả nước. Mặc dù, ý định ban đầu của người đặt "hòn đá lạ" vào đền Thượng có thể xuất phát từ cái tâm rất tốt nhưng Đền Hùng là một di tích đặc biệt không thể tuỳ tâm mà làm được. Trên một khía cạnh khác, bùa chú, trấn yểm là vấn đề mang tính tâm linh, duy tâm, vừa khó để kiểm chứng đúng sai nên gây hoài nghi. Đặt một hòn đá mang tính bùa chú, trấn yểm rõ ràng là không nên tại khu di tích Đền Hùng. Cũng vì việc làm tâm linh, lại xuất phát từ cái tâm nên việc xử lý trách nhiệm cá nhân như thế nào là rất khó.
Theo ông Thịnh: "Trước mắt, đưa "hòn đá lạ" ra khỏi khu di tích lịch sử Đền Hùng. Còn việc xử lý như thế nào phải chờ phía tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên, việc quản lý di tích Đền Hùng là việc làm mà nhân dân cả nước quan tâm, liệu việc xử lý có hợp với lòng dân hay không còn phải đợi".
PV báo điện tử Người đưa tin cũng cố gắng tìm cách liên lạc với ban Quản lý Di tích Đền Hùng để tìm câu trả lời cho những thắc mắc nhưng không được. Đáng lẽ, với một sự việc gây xôn xao dư luận như trên, phía UBND tỉnh Phú Thọ phải sớm tổ chức một cuộc họp báo nhằm trả lời các câu hỏi thắc mắc mà dư luận đang đặt ra.
Tự mình buộc chân? Trước việc làm thế nào có thể mang "hòn đá lạ" ra khỏi Đền Hùng mà không bị ám ảnh, bởi như lý giải từ phía những người liên quan đây là hòn đá "tâm linh" hiện nó đang tích tụ năng lượng và phát huy tác dụng. Như cái lý trên, việc di dời hòn đá khỏi khu di tích Đền Hùng và đem đặt ở đâu đang thực sự khiến nhiều người tò mò. Trước câu hỏi này, Giáo sư Ngô Đức Thịnh chỉ biết cười xoà vì theo ông, đã là tâm linh rất khó để diễn giải đúng sai. Chắc chắn những người mang hòn đá này vào đền Thượng chưa từng nghĩ tới một ngày họ phải làm điều này. Rồi không biết sắp tới họ sẽ làm gì để biến một bùa đá có phép màu trở thành một hòn đá bình thường như bao hòn đá khác? |
Như Hải
Nguồn: Người Đưa tin
0 nhận xét:
Đăng nhận xét