Vỡ đập thủy điện, nhiều người bị nước cuốn
Sáng nay, 10 người dân đang làm rẫy bất ngờ bị nước từ đập thủy điện Ia Krel 2 (xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai) tràn xuống, cuốn xa một đoạn khi đập dâng bị vỡ khoảng 7 mét.
Theo ông Siu Sum, Chủ tịch xã UBND Ia Dom, sự cố xảy ra khoảng 5h sáng và "khá bất ngờ" nên không kịp thông báo cho người dân xung quanh. Do công trình thủy điện này nằm cách khu dân cư khoảng 7 km nên ban đầu chưa xác định có thiệt hại về người.
Tuy nhiên, một diện tích lớn cao su của hai đội sản xuất 20, 21 (Công ty TNHH Cao su 72, Binh đoàn 15, Bộ Quốc phòng) và nương rẫy, hoa màu của người dân bị hư hại. "Nguyên nhân ban đầu được cho là kỹ thuật xây dựng không đảm bảo thiết kế", ông Sum nói.
Còn Chủ tịch huyện Đức Cơ Võ Thanh Hùng cho VnExpress biết, lúc đập vỡ 10 người dân đang làm rẫy gần đấy. Nước tràn khắp nơi, cuốn vài người đi một đoạn nhưng sau đó toàn bộ người dân đã được bộ đội biên phòng đưa vào nơi an toàn. Một số vùng xung quanh thuỷ điện đang bị ngập.
Đập thủy điện Ia Krel 2 do Công ty CP Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long - Gia Lai đầu tư xây dựng. Đập thủy điện có 2 tổ máy, công suất 5,5 mW, tổng vốn đầu tư công trình là 120 tỷ đồng, được xây dựng từ năm 2010. Không lâu sau khi ngăn dòng (vào tháng 5), công trình xảy ra sự cố.
Hải Duyên - Nguyễn Loan
Nguồn: VNE
Vụ vỡ đập thủy điện:
Chưa đi vào hoạt động đã vỡ!
(Dân trí) - Dù dự kiến “tuổi thọ” của đập thủy điện Ia Krêl 2 là 45 năm nhưng thực tế chưa đi vào hoạt động đập đã bị vỡ, gây thiệt hại lớn về con người và tài sản.
>> Vỡ đập thủy điện, 2 người bị cuốn trôi
13h30’ chiều 12/6, ông Phạm Thế Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - đã trực tiếp xuống hiện trường vụ vỡ đập Ia Krêl 2 tại huyện Đức Cơ, Gia Lai, để chỉ đạo công tác cứu hộ những người dân đang bị cô lập vì vỡ đập.
Công trình thủy điện Ia Krêl 2 do Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long- Gia Lai đầu từ xây dựng trên suối Ia Krêl, xã Ia Dom, Đức Cơ. Công suất là 5,5 MW, thời gian hoạt động của dự án dự kiến là 45 năm. Công trình được khởi công xây dựng năm 2009, hiện nay đập chính đã hoàn thành và bắt đầu tích nước nhưng chưa đi vào hoạt động. Đến khoảng 5h sáng 12/6 đập bị vỡ.
Thân đập chính đoạn gần cửa lấy nước bị vỡ một đoạn khoảng hơn 40 mét, kèm theo một số vết nứt và sụt lún lớn ở giữa đập.
Cuộc họp khẩn bàn công tác khắc phục sự cố vỡ đập
Theo báo cáo của UBND huyện thì lượng nước trong lòng hồ mới đạt khoảng 60% dung tích thiết kế. Tình hình thời tiết trên địa bàn xã Ia Dom trong 5 ngày gần đây không có mưa lớn xảy ra nên lượng nước từ thượng lưu chảy về lòng hồ không lớn. Chính vì vậy, ông Lê Đức Đạo, Trưởng Công an huyện Đức Cơ, cho rằng, sau sự cố vỡ đập này, cần xem lại chất lượng đập.
Đập bị vỡ đã làm toàn bộ lượng nước trong lòng hồ tràn xuống vùng hạ du, gây lũ quét dọc tuyến suối Ia Krêl, từ đập thủy điện đến sông Sê San. Ông Đạo cho biết thêm, phía nước bạn Campuchia cũng đang bắt đầu di dân ở vùng hồ sông Sê San.
Tại khu vực gần Đội 20- Công ty 75, Đồn Biên phòng Cửa khẩu Lệ Thanh, đã huy động hơn 20 cán bộ và chiến sĩ trang bị áo phao cứu sinh tìm kiếm được 10 người dân xã Ia Dom đang ngủ tại rẫy, di dời tới nơi an toàn. UBND xã Ia Dom dang tiếp tục thống kê số người đi làm rẫy chưa liên lạc được. Riêng Công ty 72- Binh đoàn 15 đang bị kẹt lại 20 người, 17 người đã chạy thoát, 2 người bị nước lũ cô lập nhưng đã được đưa vào nơi an toàn.
Ông Phạm Thế Dũng nhận định, may mắn là sự việc xảy ra lúc rạng sáng, khi nhiều người dân đã ngủ dậy nên chủ động chạy kịp thời. Nếu đập bị vỡ vào nửa đêm, hậu quả về người có thể sẽ lớn hơn nhiều.
Cũng theo ông Dũng, từ lúc sự cố xảy ra đến lúc này, chủ công trình thủy điện chưa hề cử lực lượng đến giúp dân cũng như xem xét thiệt hại.
Thiên Thư
Nguồn: Dân trí
Tễu: Trình độ như thế này, Đạo đức cán bộ như thế này, mà cứ hoắng lên làm Nhà máy Điện Hạt nhân!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét