NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC THỰC HIỆN
CHÍNH SÁCH “LẤY THỊT ĐÈ NGƯỜI”
Nguyễn Trọng Vĩnh
Lại phải nói lại là chưa bao giờ Trung Quốc đưa ra được cứ liệu lịch sử có giá trị và đúng pháp luật quốc tế về chủ quyền của họ đối với biển Đông và các quần đảo trong đó. Họ chỉ bám lấy cái “lưỡi bò” mà chính phủ Quốc dân Đảng tự vẽ bất hợp pháp để to mồm tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với gần hết biển Đông và các đảo trong cái “lưỡi bò” đó. Đúng là “không thể tranh cãi” vì các nước Đông Nam Á liên quan: Việt Nam, Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đều là những nước nhỏ “thấp cổ bé miệng” làm sao tranh cãi lại được với nước lớn Trung Quốc mồm tohét ra lửa “cả vú lấp miệng em”!
Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982:
Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng Hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết.
Các nước Đông Nam Á khác: Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đã sở hữu từ lâu những đảo và bãi cạn phụ cận nước họ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của họ được công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 xác nhận, tính hợp pháp rõ ràng thuộc về họ.
Tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung vẽ khi làm Tổng trấn Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) cũng ghi là Hoàng Sa thuộc An Nam; các bản đồ Trung Quốc từ năm 1945 trở về trước mà Việt Nam sưu tầm, lưu giữ được 1 bản đều cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ngoài cái “lưỡi bò” phi pháp, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chả có lý lẽ gì chứng minh được chủ quyền của họ đối với biển Đông và các đảo trong đó. Chính vì vậy mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa, không dám đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế, cự tuyệt đàm phán đa phương, một mực đòi đàm phán song phương để dễ uy hiếp đối phương và chia rẽ các nước Đông Nam Á có chung quyền lợi với nhau.
Cũng vì không có lý lẽ, Trung Quốc còn dùng những thủ đoạn ty tiện như: khai thác khảo cổ Tây Sa (Hoàng Sa) tìm thấy cổ vật và gốm sứ Trung Quốc (trên thế giới, đâu chả có gốm sứ Trung Quốc), in hộ chiếu có hình Trung Quốc với cái “lưỡi bò”, chế tạo quả địa cầu học đường và vẽ bản đồ mới có “lưỡi bò” của Trung Quốc… hòng khẳng định chủ quyền của họ.
Ở biển Đông, Trung quốc cậy mạnh làm mọi việc ngang ngược, hung hãn. Đòi khám xét tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Hoàng Sa; lập trái phép cái gọi là huyện Tam Sa; xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa; đưa hàng trăm tàu đánh cá có tàu hải giám và tàu hải quân hộ vệ đánh bắt cá ở vùng Trường Sa của Việt Nam và vùng biển Tây Philippin của Philippin; bắt tàu cá, bắn ngư dân Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của Việt Nam hoạt động trong lãnh hải và thềm lục địa của mình; đe dọa các công ty dầu khí liên doanh với Việt Nam khai thác dầu trong lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam.
Trong tháng 5/2013, Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá tại một vùng biển Đông bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh các truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam hoạt động chỉ cách Đà năng 120 hải lý cũng bị phía Trung Quốc bắt và đuổi; ngày 20/5/2013, tàu mang số hiệu 264 của Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu QN 90917 TS của ngư dân Việt Nam gây hỏng mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu.
Tiến thêm một bước, bất chấp lý lẽ, chả đạp lên luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết thi hành chính sách lấy thịt đè người. Ngày 24/5/2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận lớn bắn đạn thật tại “vùng biển phía nam” (tức biển Đông) nhằm uy hiếp các bên tranh chấp tại biển Đông. Tiếp sau, khi trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Thương Hải, viên tướng giáo sư học viện quốc phòng Hàn Húc Đông nói rằng “nên tấn công biển Đông khi cần thiết…”.
Những người cầm quyền Trung Quốc thường rêu rao: “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không xưng bá, hữu nghị với các nước Đông Nam Á…”. Nhưng những hành động của họ như đã nói trên đã làm rơi cái mặt nạ giả dối của họ, phơi bày bộ mặt bá quyền nước lớn, hiếu chiến, cậy mạnh ăn hiếp các nước nhỏ ra trước con mắt của thế giới.
Khác với Trung Quốc, các nước Đông Nam Á đều có đủ chứng cứ lịch sử và đúng với công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982:
Đối với Việt Nam: Vua Gia Long đã dựng mốc chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Vua Minh Mạng hàng năm đã tổ chức các đội công tác ra Hoàng Sa (gọi là Vạn lý Hoàng Sa) khai thác sản vật và hải sản; thời thực dân Pháp thống trị Việt Nam thì quân đội Pháp đóng giữ Hoàng Sa. Thời Việt Nam Cộng Hòa thì quân đội Việt Nam Cộng Hòa đồn trú. Năm 1974, Trung Quốc thừa cơ Việt Nam Cộng Hòa suy yếu, đem lực lượng mạnh đánh bật quân Việt Nam Cộng Hòa mà chiếm lấy. Sự việc ấy cả thế giới đều biết.
Các nước Đông Nam Á khác: Philippin, Malaixia, Singapo, Bruney đã sở hữu từ lâu những đảo và bãi cạn phụ cận nước họ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của họ được công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển 1982 xác nhận, tính hợp pháp rõ ràng thuộc về họ.
Tấm bản đồ mà tướng Đặng Chung vẽ khi làm Tổng trấn Quỳnh Nhai (đảo Hải Nam) cũng ghi là Hoàng Sa thuộc An Nam; các bản đồ Trung Quốc từ năm 1945 trở về trước mà Việt Nam sưu tầm, lưu giữ được 1 bản đều cho thấy biên giới cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam.
Ngoài cái “lưỡi bò” phi pháp, không được quốc tế thừa nhận, Trung Quốc chả có lý lẽ gì chứng minh được chủ quyền của họ đối với biển Đông và các đảo trong đó. Chính vì vậy mà Trung Quốc rất sợ quốc tế hóa, không dám đưa vấn đề tranh chấp ra tòa án quốc tế, cự tuyệt đàm phán đa phương, một mực đòi đàm phán song phương để dễ uy hiếp đối phương và chia rẽ các nước Đông Nam Á có chung quyền lợi với nhau.
Cũng vì không có lý lẽ, Trung Quốc còn dùng những thủ đoạn ty tiện như: khai thác khảo cổ Tây Sa (Hoàng Sa) tìm thấy cổ vật và gốm sứ Trung Quốc (trên thế giới, đâu chả có gốm sứ Trung Quốc), in hộ chiếu có hình Trung Quốc với cái “lưỡi bò”, chế tạo quả địa cầu học đường và vẽ bản đồ mới có “lưỡi bò” của Trung Quốc… hòng khẳng định chủ quyền của họ.
Ở biển Đông, Trung quốc cậy mạnh làm mọi việc ngang ngược, hung hãn. Đòi khám xét tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng biển Hoàng Sa; lập trái phép cái gọi là huyện Tam Sa; xây dựng căn cứ quân sự tại Hoàng Sa; đưa hàng trăm tàu đánh cá có tàu hải giám và tàu hải quân hộ vệ đánh bắt cá ở vùng Trường Sa của Việt Nam và vùng biển Tây Philippin của Philippin; bắt tàu cá, bắn ngư dân Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và Viking II của Việt Nam hoạt động trong lãnh hải và thềm lục địa của mình; đe dọa các công ty dầu khí liên doanh với Việt Nam khai thác dầu trong lãnh hải và thềm lục địa Việt Nam.
Trong tháng 5/2013, Trung Quốc đơn phương cấm đánh cá tại một vùng biển Đông bao gồm cả vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh các truyền thống của ngư dân Việt Nam.
Tàu cá Việt Nam hoạt động chỉ cách Đà năng 120 hải lý cũng bị phía Trung Quốc bắt và đuổi; ngày 20/5/2013, tàu mang số hiệu 264 của Trung Quốc đã đâm thẳng vào tàu QN 90917 TS của ngư dân Việt Nam gây hỏng mạn tàu và nguy hiểm cho ngư dân trên tàu.
Tiến thêm một bước, bất chấp lý lẽ, chả đạp lên luật pháp quốc tế, Trung Quốc quyết thi hành chính sách lấy thịt đè người. Ngày 24/5/2013, họ huy động lực lượng của cả ba hạm đội Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải mở một cuộc tập trận lớn bắn đạn thật tại “vùng biển phía nam” (tức biển Đông) nhằm uy hiếp các bên tranh chấp tại biển Đông. Tiếp sau, khi trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Thương Hải, viên tướng giáo sư học viện quốc phòng Hàn Húc Đông nói rằng “nên tấn công biển Đông khi cần thiết…”.
Những người cầm quyền Trung Quốc thường rêu rao: “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình, không xưng bá, hữu nghị với các nước Đông Nam Á…”. Nhưng những hành động của họ như đã nói trên đã làm rơi cái mặt nạ giả dối của họ, phơi bày bộ mặt bá quyền nước lớn, hiếu chiến, cậy mạnh ăn hiếp các nước nhỏ ra trước con mắt của thế giới.
N.T.V
0 nhận xét:
Đăng nhận xét