Hịch nghiên cứu viên Biển Đông
Hải Âu
Ta thường nghe: Những người lính biển xưa kia trong vùng Quảng Nam Đà Nẵng, đặc biệt trên huyện đảo Lý Sơn, đã từng quên mình làm nhiệm vụ tuần tra khai thác biển đảo đến nỗi hy sinh không toàn thây, mất xác trên Biển Đông phải trở thành mộ gió. Đỗ Bá soạn bản đồ, ghi rõ đặc điểm vùng biển đảo ngoài khơi xa, và Lê Quý Đôn biên soạn sách mô tả chính xác đặc điểm của biển đảo ngoài khơi, các loại thủy hải sản và nguồn lợi to lớn thu được từ khai thác biển đảo đó. Các chúa Nguyễn lập nghiệp nam tiến bằng thuyền, từng đoàn người di cư vào phía nam để mở mang bờ cõi, cùng dân tộc Chàm kết bạn xây dựng nên nước Đàng Trong trù phú, giao thương buôn bán sầm uất. Các chúa Nguyễn đã lập ra hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải tuần tra canh phòng vùng biển đảo ngoài khơi xa vạn hải lý. Vua Quang Trung đại phá quân Thanh giữ yên bờ cõi. Ta cũng lại nghe, Nguyễn Ánh lên ngôi, thống nhất giang sơn, chấm dứt những cuộc chiến tranh nội địa tương tàn huynh đệ trong mấy trăm năm đầy khủng khiếp. Sau khi thống nhất và lên ngôi, Nguyễn Ánh tiếp tục truyền thống cha ông đã cho mở lại đội Hoàng Sa để tuần tra và canh giữ biển đảo. Những năm gần đây khai thác biển đảo mang lại nguồn lợi to lớn. Chắc các ngươi vẫn nhớ, chúng ta khởi đầu những thăm dò dầu khí trên Biển Đông vào cuối thập niên 60 và đầu 70 của thế kỷ trước, kết quả bất ngờ là vùng biển đảo của chúng ta có trữ lượng dầu khí lớn. Từ thập niên 80 đến nay chúng ta đã triển khai được nhiều dàn khoan dầu và công trình nổi để khai thác dầu khí, nguồn lợi to lớn chắc chắn các ngươi cũng biết. Chúng ta từ lúc còn nấu bếp củi bếp than khói xông cay xè con mắt có nhiều lúc cơm canh trộn tro đen, giờ chúng ta đã có bếp ga nấu nướng, nhà cửa bếp núc sạch sẽ đồ ăn thơm phức, xe hơi xe máy chạy vù vù như gió ngoài đường. Ngành dầu khí phát triển, cùng với các ngành khai thác biển khác cho nguồn lợi to lớn đạt trên 50% tổng thu nhập quốc dân, kéo theo nền kinh tế đi lên, ai ai cũng đều nhận thấy.
Các ngươi vốn là những người mới nghiên cứu về Biển Đông có thể chưa hiểu rõ, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Những thông tin gần đây nhất, người làm cho Tập đoàn dầu khí Việt nam (PetroVietnam) thu nhập cao ngất, trên 16,2 triệu đồng mỗi tháng. Những người làm trong các công ty dầu khí và hợp tác với nước ngoài có thu nhập trên 3000 đô một tháng, quả không phải hiếm. Trừ những chuyện tham nhũng (chưa biết) thì nguồn thu nhập chính đáng như thế thật hấp dẫn. Thành phố Vũng Tầu nơi nhiều công ty dầu khí tọa lạc, ngành công nghiệp dầu khí phát triển dân có thu nhập cao, người người có trình độ và kỹ năng ngoại ngữ đổ xô đến đó lập nghiệp, ai ai cũng biết. Ngoài khai thác dầu khí và tài nguyên, Biển Đông còn cung cấp nguồn lợi thủy hải sản to lớn không lường. Từ sau thời mở cửa, ngành thủy hải sản phát triển mạnh mẽ, dọc bờ biển Việt Nam biết bao nhiêu tầu thuyền nhỏ và đánh bắt cá bằng công nghệ thô sơ cũng thu lợi tới 9-10 triệu tấn tôm cá hàng năm. Nhà hàng khách sạn có các món ăn hải sản dọc bờ biển mọc lên như nấm. Biển còn là tuyến đường giao thông vận tải hàng hóa quan trọng ra vào Việt Nam mang lại nhiều nguồn lợi to lớn khác không kể xiết.
Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên trong thời buổi chiến tranh anh em tương tàn huynh đệ, đến nỗi Trung Quốc tận dụng thời cơ đó mưu chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông để ăn cướp tài nguyên dầu khí. Giữa lúc cuộc chiến tranh nam bắc trong giai đoạn chót, tình hình chiến sự nhiễu nhương, đôi bên hoang mang sợ hãi, hải quân hai bên suy yếu, Trung Quốc cho tầu hải quân ra Biển Đông bao vây và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, tin ấy nghe chấn động toàn cầu nhưng không ai cứu giúp. Sau chiến tranh, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, hải quân Việt Nam ra biển xây dựng đảo, Trung Quốc tức giận cho quân tràn qua biên giới và cho tầu hải quân ra biển đảo gây hấn. Nhiều đảo đá của Quần đảo Trường Sa lại bị cưỡng chiếm. Những người lớn lên trong thời buổi sau 75 cũng không khá, đất nước trong đêm dài khốn đốn của thời bao cấp, lo bữa ăn hàng ngày còn chưa đủ lấy đâu tinh thần và sức lực để nghiên cứu Biển Đông! Rồi gần đây tầu hải giám, tầu ngư chính và các tầu thuyển hải quân khác của Trung Quốc giả danh tầu dân sự lấn chiếm biển, đánh bắt cá khai thác tài nguyên trái phép và bắn phá tầu thuyển đánh cá Việt Nam thật hung dữ như tính dã thú. Chẳng lẽ chúng ta chịu ngồi yên?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm trằn trọc, ruột đau như cắt nước mắt đầu đìa, chỉ giận thân ta một mình không đủ sức làm gì để tống cổ quân Trung Quốc ra khỏi vùng biển đảo của Tổ quốc. Dẫu cho thân ta gầy xác, hay tiêu hết tiền cho sách vở và gục xuống bàn do mất hết sức lực khi đọc tài liệu và tìm kiếm thông tin trên Internet ta cũng nguyện xin làm gì đó để có thể cứu lấy Hoàng Sa, Trường Sa giữ yên vùng Biển Đông yêu dấu.
Các ngươi ở trong các trường viện, rèn giũa tu luyện tri thức và ý chí. Không có tài liệu thì hãy sưu tầm tài liệu trên Internet, không có tiền nghiên cứu, thì hãy tìm nguồn tài trợ và thử đi quyên góp. Không có tầu và thiết bị làm nghiên cứu biển, hãy tìm cách khắc phục, thuyết phục chính phủ cùng các công ty tài trợ và tìm nguồn kinh phí để mua tầu mua thiết bị nghiên cứu biển. Chưa có kiến thức thì hãy tự học, không đủ tiền thì đi tìm việc làm ngoài giờ kiếm thêm tiền ăn học trang trải cho nghiên cứu. Để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông rất cần các ngươi có kiến thức tổng hợp về lịch sử địa lý, chính trị ngoại giao, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế và luật biển và không thể thiếu các ngành khoa học công nghệ hải dương khác. Xung trận nghiên cứu, tuy vất vả nhưng là những lý do chính đáng, người đời rồi sẽ biết, lịch sử rồi sẽ ghi nhận.
Nay các ngươi nhìn lãnh đạo đất nước yếu kém phải chịu nhục và mất công bằng trong thương lượng ký kết hiệp định mà không biết lo, nước nghèo hèn mà không biết thẹn, trên trường quốc tế không có tiếng nói mà không thấy xấu hổ nhục nhã, Trung Quốc xâm lấn biển đảo mà không biết tức. Làm người nghiên cứu đọc tin tức bài vở nghiên cứu của Trung Quốc lấn át mà không biết bực, nghe đài báo ti vi Trung Quốc ra rả nói Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà không biết căm. Có kẻ lấy thú vui chọi gà làm tiêu khiển, có kẻ lấy rượu chè nhậu nhẹt cờ bạc ma túy làm thích. Có kẻ chăm lo làm ăn tích góp để cung phụng gia đình mưu cầu cuộc sống cá nhân, có kẻ chiều chuộng vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên biển đảo, có kẻ ham chơi săn bắn và đánh golf để bê trễ việc học hành nghiên cứu, có kẻ thích rượu ngon gái đẹp, có kẻ mê karaoke giọng nhảm. Nếu bất chợt có doanh nhân Trung Quốc tràn sang thì không lo cạnh tranh bắt giữ, đã thế lại còn góp phần làm suy sụp nền kinh tế nước nhà bằng cách bán sừng/móng trâu bò, nuôi đỉa nuôi ốc bươu làm mùa màng hư hỏng. Có kẻ thì làm ăn phung phí, tham nhũng bòn rút tiêu tiền thuế của nhân dân làm cho ngành đóng tầu sa sút, ngành khai thác tầu vận tải biển thua lỗ, tầu biển bỏ hoang phung phí, ngành thủy sản đánh bắt cá không có tầu lớn, nghiên cứu biển không có tầu nghiên cứu. Có kẻ vì lợi ích cá nhân mà quên lợi ích quốc gia để cho Trung Quốc trúng thầu trong nhiều lĩnh vực cốt yếu, công nhân Trung Quốc tràn sang như nấm không quản xiết, công nghệ lạc hậu sa thải ở Trung Quốc bị đẩy qua Việt Nam. Rồi bất chợt có tầu Trung Quốc tấn công biển đảo, thì tiền của dẫu nhiều không giữ và khai thác được tài nguyên biển đảo quý giá, chén rượu ngon không thể làm thủy thủ giặc say chết, giọng hát réo rắt trong nhà hàng karaoke không làm thủy thủ giặc điếc tai. Lúc bấy giờ tất cả các vùng biển đảo đất nước ta mất hết, vùng tài nguyên giầu có "biển bạc" đầy dầu khí khoáng sản bị khai thác hết, con đường tiến ra biển bị ngăn chặn và hàng hóa xuất nhập khẩu thất thu. Đất nước nghèo nàn đi, chủ quyền bị mất. Lúc đó cho dù các ngươi có tỉnh ra cũng đã muộn và không thể nào lấy lại được biển đảo. Tài nguyên biển đảo bị ăn cướp, nền kinh tế bị nhũng nhiễu, gia đình các ngươi lại chịu kiếp nghèo truyền kiếp, lúc đó dẫu các ngươi và con cháu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có còn được chăng?
Nay ta viết hịch này khuyên nhủ các ngươi: nên lấy việc tầu Trung Quốc tung hoành trên Biển Đông làm nguy, nên lấy việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển đảo mà sợ, nhìn thấy việc Trung Quốc làm ăn ở Việt Nam là nguy cơ hạn chế sự phát triển mà run. Phải phấn đấu học hành nghiên cứu về biển đảo, thiết kế đóng tầu lớn làm chí lớn, nên tiết kiệm tiền ăn chơi xả láng để mua sách tu luyện kiến thức và công nghệ. Hãy lấy gương nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu bỏ tiên túi ra làm nghiên cứu, học tập anh Phạm Hoàng Quân dù bụng đói vẫn ngày ngày nghiên cứu đọc sách sử tiếng Hán để truy tìm chứng cớ ngụy tạo của Trung Quốc. Lấy hãnh diện vì gương anh Dương Danh Huy một nhà vật lý không quản ngại thiếu hụt kiến thức đã lao mình vào nghiên cứu luật biển quốc tế và viết bài tranh luận cả trong và ngoài nước (www.seasfoundation.org). Phải tu luyện kiến thức, tập dượt tranh luận phản bác, khiến cho ai ai cũng đều bị thuyết phục như luật sư Nguyễn Hồng Thao (http://nguyenhongthao57.blogspot.com.au/) bài viết "sắc sảo như dao kiếm". Phải cố gắng tham gia và tổ chức hội thảo quốc tế để tranh thủ thu hút sự ủng hộ quốc tế như Học viện Ngoại giao đang làm. Nếu các ngươi làm được như thế, số bài vở tài liệu pháp lý sẽ ngày càng tăng như núi, và cộng đồng quốc tế sẽ phải chú ý. Chẳng những ta thuyết phục được Trung Quốc trên mặt trận pháp lý và ngoại giao và đoàn kết với các nước khác chung Biển Đông, mà còn đóng tầu lớn khai thác bảo vệ biển đảo được sóng yên lặng gió. Nếu các ngươi làm được như thế, chẳng những biển đảo tài nguyên được giữ vững, thu nhập và nghề nghiệp của các ngươi cũng được tăng tiến và tên tuổi của các ngươi cũng sẽ được nhiều tạp chí lưu truyền. Lúc bấy giờ dẫu cho các ngươi không vui, phỏng nào có được?
Nay ta chọn một số tài liệu sách về luật quốc tế và luật biển thành một thư viện, gọi là Thư viện Biển Đông Thiết yếu. Nếu các ngươi biết các tài liệu sách này thì ta khuyên nên chọn luật pháp quốc tế, tư pháp quốc tế cùng luật biển quốc tế và tiếng Anh làm chủ yếu. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp trên Biển Đông khởi động từ sách này và sẽ có liên quan đến những sách tài liệu lĩnh vực khác như địa chính trị, sử địa, chính trị ngoại giao và quan hệ quốc tế cùng ngoại ngữ (tiếng Anh làm chủ yếu). Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nên chia làm nhiều hướng, tách biệt tranh chấp biển và đảo mà nghiên cứu. Giải quyết tranh chấp biển cứ chiểu theo luật biển quốc tế mà tiến, cần phải phân rõ ràng là vùng tranh chấp và vùng không có tranh chấp theo luật biển quốc tế. Không chấp nhận khai thác chung khi mà vùng chung đó thuộc về vùng không có tranh chấp theo luật biển quốc tế. Giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo thì cần phải kết hợp luật pháp quốc tế và nhiều lĩnh vực tổng hợp trên nhiều trận tuyến. Nhược bằng khi bỏ những cuốn sách này, thì các ngươi sẽ trọn đời khó tiến!
Vì sao vậy? Trung Quốc là nước hàng xóm chuyên làm chuyện xấu: xua dân và lính lấn chiếm biên giới và biển đảo, ngấm ngầm phá hoại kinh tế lân bang để thu lợi lớn, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và xâm chiếm biển đảo không đếm xỉa luật pháp quốc tế. Nếu các ngươi thờ ơ, lãnh cảm không muốn làm nghiên cứu để mong lấy lại Hoàng Sa, lo giữ Trường Sa và tài nguyên trên Biển Đông, lại không lo huấn luyện các thế hệ đàn em học hành làm nghiên cứu, chẳng khác nào để biển đảo tài nguyên bị cướp đi mà không có cách nào giữ được. Nếu vậy rồi đây các thế hệ sau sẽ cảm thấy thật đau đớn vì cha ông mình chẳng hề anh dũng can đảm. Nếu không làm được vậy và không ngăn dẹp được tầu Trung Quốc xâm lấn biển đảo sẽ làm hổ thẹn muôn đời con cháu, há còn mặt mũi nào sống trong cõi trời che đất chở này nữa?
Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta!
Tháng 7 năm 2013
Huống chi ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên trong thời buổi chiến tranh anh em tương tàn huynh đệ, đến nỗi Trung Quốc tận dụng thời cơ đó mưu chiếm Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông để ăn cướp tài nguyên dầu khí. Giữa lúc cuộc chiến tranh nam bắc trong giai đoạn chót, tình hình chiến sự nhiễu nhương, đôi bên hoang mang sợ hãi, hải quân hai bên suy yếu, Trung Quốc cho tầu hải quân ra Biển Đông bao vây và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa, tin ấy nghe chấn động toàn cầu nhưng không ai cứu giúp. Sau chiến tranh, đất nước thống nhất, giang sơn thu về một mối, hải quân Việt Nam ra biển xây dựng đảo, Trung Quốc tức giận cho quân tràn qua biên giới và cho tầu hải quân ra biển đảo gây hấn. Nhiều đảo đá của Quần đảo Trường Sa lại bị cưỡng chiếm. Những người lớn lên trong thời buổi sau 75 cũng không khá, đất nước trong đêm dài khốn đốn của thời bao cấp, lo bữa ăn hàng ngày còn chưa đủ lấy đâu tinh thần và sức lực để nghiên cứu Biển Đông! Rồi gần đây tầu hải giám, tầu ngư chính và các tầu thuyển hải quân khác của Trung Quốc giả danh tầu dân sự lấn chiếm biển, đánh bắt cá khai thác tài nguyên trái phép và bắn phá tầu thuyển đánh cá Việt Nam thật hung dữ như tính dã thú. Chẳng lẽ chúng ta chịu ngồi yên?
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm trằn trọc, ruột đau như cắt nước mắt đầu đìa, chỉ giận thân ta một mình không đủ sức làm gì để tống cổ quân Trung Quốc ra khỏi vùng biển đảo của Tổ quốc. Dẫu cho thân ta gầy xác, hay tiêu hết tiền cho sách vở và gục xuống bàn do mất hết sức lực khi đọc tài liệu và tìm kiếm thông tin trên Internet ta cũng nguyện xin làm gì đó để có thể cứu lấy Hoàng Sa, Trường Sa giữ yên vùng Biển Đông yêu dấu.
Các ngươi ở trong các trường viện, rèn giũa tu luyện tri thức và ý chí. Không có tài liệu thì hãy sưu tầm tài liệu trên Internet, không có tiền nghiên cứu, thì hãy tìm nguồn tài trợ và thử đi quyên góp. Không có tầu và thiết bị làm nghiên cứu biển, hãy tìm cách khắc phục, thuyết phục chính phủ cùng các công ty tài trợ và tìm nguồn kinh phí để mua tầu mua thiết bị nghiên cứu biển. Chưa có kiến thức thì hãy tự học, không đủ tiền thì đi tìm việc làm ngoài giờ kiếm thêm tiền ăn học trang trải cho nghiên cứu. Để giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông rất cần các ngươi có kiến thức tổng hợp về lịch sử địa lý, chính trị ngoại giao, quan hệ quốc tế, luật pháp quốc tế và luật biển và không thể thiếu các ngành khoa học công nghệ hải dương khác. Xung trận nghiên cứu, tuy vất vả nhưng là những lý do chính đáng, người đời rồi sẽ biết, lịch sử rồi sẽ ghi nhận.
Nay các ngươi nhìn lãnh đạo đất nước yếu kém phải chịu nhục và mất công bằng trong thương lượng ký kết hiệp định mà không biết lo, nước nghèo hèn mà không biết thẹn, trên trường quốc tế không có tiếng nói mà không thấy xấu hổ nhục nhã, Trung Quốc xâm lấn biển đảo mà không biết tức. Làm người nghiên cứu đọc tin tức bài vở nghiên cứu của Trung Quốc lấn át mà không biết bực, nghe đài báo ti vi Trung Quốc ra rả nói Hoàng Sa Trường Sa Biển Đông hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc mà không biết căm. Có kẻ lấy thú vui chọi gà làm tiêu khiển, có kẻ lấy rượu chè nhậu nhẹt cờ bạc ma túy làm thích. Có kẻ chăm lo làm ăn tích góp để cung phụng gia đình mưu cầu cuộc sống cá nhân, có kẻ chiều chuộng vợ con để thỏa lòng vị kỷ. Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên biển đảo, có kẻ ham chơi săn bắn và đánh golf để bê trễ việc học hành nghiên cứu, có kẻ thích rượu ngon gái đẹp, có kẻ mê karaoke giọng nhảm. Nếu bất chợt có doanh nhân Trung Quốc tràn sang thì không lo cạnh tranh bắt giữ, đã thế lại còn góp phần làm suy sụp nền kinh tế nước nhà bằng cách bán sừng/móng trâu bò, nuôi đỉa nuôi ốc bươu làm mùa màng hư hỏng. Có kẻ thì làm ăn phung phí, tham nhũng bòn rút tiêu tiền thuế của nhân dân làm cho ngành đóng tầu sa sút, ngành khai thác tầu vận tải biển thua lỗ, tầu biển bỏ hoang phung phí, ngành thủy sản đánh bắt cá không có tầu lớn, nghiên cứu biển không có tầu nghiên cứu. Có kẻ vì lợi ích cá nhân mà quên lợi ích quốc gia để cho Trung Quốc trúng thầu trong nhiều lĩnh vực cốt yếu, công nhân Trung Quốc tràn sang như nấm không quản xiết, công nghệ lạc hậu sa thải ở Trung Quốc bị đẩy qua Việt Nam. Rồi bất chợt có tầu Trung Quốc tấn công biển đảo, thì tiền của dẫu nhiều không giữ và khai thác được tài nguyên biển đảo quý giá, chén rượu ngon không thể làm thủy thủ giặc say chết, giọng hát réo rắt trong nhà hàng karaoke không làm thủy thủ giặc điếc tai. Lúc bấy giờ tất cả các vùng biển đảo đất nước ta mất hết, vùng tài nguyên giầu có "biển bạc" đầy dầu khí khoáng sản bị khai thác hết, con đường tiến ra biển bị ngăn chặn và hàng hóa xuất nhập khẩu thất thu. Đất nước nghèo nàn đi, chủ quyền bị mất. Lúc đó cho dù các ngươi có tỉnh ra cũng đã muộn và không thể nào lấy lại được biển đảo. Tài nguyên biển đảo bị ăn cướp, nền kinh tế bị nhũng nhiễu, gia đình các ngươi lại chịu kiếp nghèo truyền kiếp, lúc đó dẫu các ngươi và con cháu các ngươi muốn vui chơi thỏa thích, phỏng có còn được chăng?
Nay ta viết hịch này khuyên nhủ các ngươi: nên lấy việc tầu Trung Quốc tung hoành trên Biển Đông làm nguy, nên lấy việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền biển đảo mà sợ, nhìn thấy việc Trung Quốc làm ăn ở Việt Nam là nguy cơ hạn chế sự phát triển mà run. Phải phấn đấu học hành nghiên cứu về biển đảo, thiết kế đóng tầu lớn làm chí lớn, nên tiết kiệm tiền ăn chơi xả láng để mua sách tu luyện kiến thức và công nghệ. Hãy lấy gương nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu bỏ tiên túi ra làm nghiên cứu, học tập anh Phạm Hoàng Quân dù bụng đói vẫn ngày ngày nghiên cứu đọc sách sử tiếng Hán để truy tìm chứng cớ ngụy tạo của Trung Quốc. Lấy hãnh diện vì gương anh Dương Danh Huy một nhà vật lý không quản ngại thiếu hụt kiến thức đã lao mình vào nghiên cứu luật biển quốc tế và viết bài tranh luận cả trong và ngoài nước (www.seasfoundation.org). Phải tu luyện kiến thức, tập dượt tranh luận phản bác, khiến cho ai ai cũng đều bị thuyết phục như luật sư Nguyễn Hồng Thao (http://nguyenhongthao57.blogspot.com.au/) bài viết "sắc sảo như dao kiếm". Phải cố gắng tham gia và tổ chức hội thảo quốc tế để tranh thủ thu hút sự ủng hộ quốc tế như Học viện Ngoại giao đang làm. Nếu các ngươi làm được như thế, số bài vở tài liệu pháp lý sẽ ngày càng tăng như núi, và cộng đồng quốc tế sẽ phải chú ý. Chẳng những ta thuyết phục được Trung Quốc trên mặt trận pháp lý và ngoại giao và đoàn kết với các nước khác chung Biển Đông, mà còn đóng tầu lớn khai thác bảo vệ biển đảo được sóng yên lặng gió. Nếu các ngươi làm được như thế, chẳng những biển đảo tài nguyên được giữ vững, thu nhập và nghề nghiệp của các ngươi cũng được tăng tiến và tên tuổi của các ngươi cũng sẽ được nhiều tạp chí lưu truyền. Lúc bấy giờ dẫu cho các ngươi không vui, phỏng nào có được?
Nay ta chọn một số tài liệu sách về luật quốc tế và luật biển thành một thư viện, gọi là Thư viện Biển Đông Thiết yếu. Nếu các ngươi biết các tài liệu sách này thì ta khuyên nên chọn luật pháp quốc tế, tư pháp quốc tế cùng luật biển quốc tế và tiếng Anh làm chủ yếu. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp trên Biển Đông khởi động từ sách này và sẽ có liên quan đến những sách tài liệu lĩnh vực khác như địa chính trị, sử địa, chính trị ngoại giao và quan hệ quốc tế cùng ngoại ngữ (tiếng Anh làm chủ yếu). Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông nên chia làm nhiều hướng, tách biệt tranh chấp biển và đảo mà nghiên cứu. Giải quyết tranh chấp biển cứ chiểu theo luật biển quốc tế mà tiến, cần phải phân rõ ràng là vùng tranh chấp và vùng không có tranh chấp theo luật biển quốc tế. Không chấp nhận khai thác chung khi mà vùng chung đó thuộc về vùng không có tranh chấp theo luật biển quốc tế. Giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo thì cần phải kết hợp luật pháp quốc tế và nhiều lĩnh vực tổng hợp trên nhiều trận tuyến. Nhược bằng khi bỏ những cuốn sách này, thì các ngươi sẽ trọn đời khó tiến!
Vì sao vậy? Trung Quốc là nước hàng xóm chuyên làm chuyện xấu: xua dân và lính lấn chiếm biên giới và biển đảo, ngấm ngầm phá hoại kinh tế lân bang để thu lợi lớn, ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và xâm chiếm biển đảo không đếm xỉa luật pháp quốc tế. Nếu các ngươi thờ ơ, lãnh cảm không muốn làm nghiên cứu để mong lấy lại Hoàng Sa, lo giữ Trường Sa và tài nguyên trên Biển Đông, lại không lo huấn luyện các thế hệ đàn em học hành làm nghiên cứu, chẳng khác nào để biển đảo tài nguyên bị cướp đi mà không có cách nào giữ được. Nếu vậy rồi đây các thế hệ sau sẽ cảm thấy thật đau đớn vì cha ông mình chẳng hề anh dũng can đảm. Nếu không làm được vậy và không ngăn dẹp được tầu Trung Quốc xâm lấn biển đảo sẽ làm hổ thẹn muôn đời con cháu, há còn mặt mũi nào sống trong cõi trời che đất chở này nữa?
Cho nên ta viết bài hịch này để các ngươi hiểu rõ bụng ta!
Tháng 7 năm 2013
0 nhận xét:
Đăng nhận xét