Người Trung Quốc lập xóm, lập phố và sẽ lập gì nữa?
Lê Chân Nhân
(Dân trí) - Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.
Lê Chân Nhân
(Dân trí) - Tại phiên thảo luận về Dự án Luật nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11, các đại biểu Quốc hội nêu lên một vấn đề rất đáng lo ngại, lao động nước ngoài, đông nhất là từ Trung Quốc, nhập cư vào Việt Nam, đang “lập xóm, lập phố ở một vài địa phương”.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Xi măng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng...
Nói là lao động nước ngoài chung chung, nhưng ai cũng biết chủ yếu là người Trung Quốc. Họ có mặt từ các tỉnh biên giới phía Bắc vào đến Cà Mau, lên tận Tây Nguyên, rải dài các tỉnh duyên hải miền Trung, các tỉnh Đông Nam Bộ. Có những nơi, họ sống theo xóm, theo phố. Dân mình cũng lập phố đưa biển hiệu như phố Tàu. Mới đây, báo chí đưa tin phố Tàu ở Bình Dương là một ví dụ.
Người Trung Quốc sang Việt Nam bằng con đường du lịch, rồi ở lại làm việc cho các công trình của nhà thầu Trung Quốc. Số lao động được cấp phép và không được cấp phép khó nắm được hết. Chỉ riêng ở khu kinh tế Vũng Áng, chỉ có 1.100 người nước ngoài được cấp phép lao động, nhưng tại đây có đến 2.600 lao động nước ngoài, trong đó lao động Trung Quốc là 1.526 người.
Các nhà thầu Trung Quốc nhận thầu tại Việt Nam, họ tìm cách đưa người của họ sang để “tranh” việc làm. Lao động phổ thông trong nước thất nghiệp ngày càng cao, nhưng kiếm một chỗ làm ở các nhà thầu Trung Quốc là rất khó.
Ở các thành phố, bác sĩ Trung Quốc (chưa biết thật giả) sang mở phòng khám chui lấy tiền dân mình, để lại nhiều hậu quả kinh hoàng, nhưng không hiểu vì sao chỉ chuyện này thôi cũng không quản được.
Ở các dự án bauxite Tây Nguyên cũng vậy, lao động Trung Quốc sang lập thành khu vực riêng biệt, làm việc và sinh sống trên cao nguyên. Ngoài giờ làm việc, đàn ông Trung Quốc cũng chẳng ngại gì mà không tìm vợ Việt Nam khi có cơ hội, thế là gia đình Hoa - Việt ngày càng nhiều, người Trung Quốc cắm rễ trên đất Việt Nam với tư cách là chàng rể. Lấy vợ, sinh con rồi cất nhà, sinh sống ở Việt Nam. Từ lao động bất hợp pháp thành công dân hợp pháp.
Với việc đưa dân sang lao động như các nhà thầu Trung Quốc đang làm, chỉ cần chục năm nữa, người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ nhân lên gấp nhiều lần hiện nay, lúc đó sẽ không chỉ là xóm, là phố, mà cả khu người Hoa khắp đất nước này.
Các nhà quản lý không thể không nhận thấy phương cách “gặm nhấm” trên đất theo cách này của họ.
*****************
Lao động phổ thông nước ngoài lập cả xóm, phố...
Sự thiếu chặt chẽ trong phối hợp giữa các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài và cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trong nước đang dẫn đến tình trạng gia tăng lao động phổ thông nước ngoài vào Việt Nam.
ĐB Nguyễn Anh Sơn cho rằng, do các quy định của VN chưa chặt nên nhiều người nước ngoài dùng hộ chiếu du lịch để làm việc trong các dự án. Ảnh: TTXVN
Đây là khuyến cáo đầy quan ngại của đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) tại phiên thảo luận về Dự án Luật Nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam chiều 28.11.
Dùng hộ chiếu du lịch để làm việc
Số liệu từ các bộ, ngành cho hay từ năm 2001 đến nay, số người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú tại Việt Nam mỗi năm tăng khoảng từ 20-30%. Chỉ riêng số khách du lịch vào Việt Nam hơn 10 năm qua đã là hơn 23 triệu người. Thậm chí, trong số này có nhiều người nước ngoài lang thang, vi phạm pháp luật như lừa đảo, tham gia các tệ nạn xã hội - đại biểu Nguyễn Anh Sơn cho biết.
“Có trường hợp dễ dãi trong cấp thị thực du lịch, thị thực D về tìm kiếm cơ hội đầu tư, để nhiều đối tượng người nước ngoài vào VN tìm kiếm việc làm. Số này có rất nhiều ở Hà Nội cũng như TP HCM và một số địa phương khác, nên rất khó quản lý” – theo ông Sơn. Đại biểu này cho rằng, do các quy định của VN chưa chặt chẽ nên nhiều người nước ngoài dùng hộ chiếu du lịch để làm việc trong các dự án. Số này chủ yếu là lao động phổ thông. “Thậm chí, những lao động này còn lập xóm, lập phố ở một vài địa phương với nếp sinh hoạt rất khác biệt. Nhiều khi xảy ra những xô xát với người địa phương, việc xử lý cũng rất khó khăn” – ông nói.
Nhà thầu Trung Quốc đưa vào hàng nghìn lao động
Theo con số do Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm công bố trước Ủy ban Thường vụ QH tại phiên họp thứ 10, có tới 39,9% số lao động nước ngoài ở VN hiện chưa được cấp phép và số lượng này lên tới trên 31.000 người. Theo đại biểu Trần Ngọc Vinh, thực tế có hàng ngàn lao động phổ thông nước ngoài vào làm việc tại các công trình xây dựng, nhất là các dự án do Trung Quốc trúng thầu, như Nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, ximăng Ninh Bình, Tây Ninh, bauxite Lâm Đồng.
Ông nêu thực trạng một số doanh nghiệp lợi dụng tư cách pháp nhân để làm dịch vụ cấp thị thực cho người nước ngoài vào làm việc, hoạt động trái mục đích nhập cảnh và vi phạm pháp luật VN. “Tôi đề nghị quy định rõ trong luật trách nhiệm của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh vào VN phải chịu trách nhiệm liên đới, nếu như người nước ngoài do họ mời vi phạm luật trong thời gian ở tại VN. Phải quy định rõ trách nhiệm cụ thể, chứ không phải khi vụ việc xảy ra thì mới ngồi xem trách nhiệm đó thuộc về ai” – ông nói.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét