Tại nhà thờ họ Phạm Vũ ở làng Đôn Thư, 11.09.2011. |
Bức thư gửi Tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
Thưa Giáo sư Phạm Vũ Luận,
Trước hết, chúng tôi xin gửi lời chúc mừng chân thành tới Giáo sư và bà con họ Vũ Phạm - Phạm Vũ ở làng Đôn Thư, xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Hà Tây (cũ). Chúng tôi biết GS. Phạm Vũ Luận là cháu thuộc đời thứ 4 của Tam nguyên Thám hoa Vũ Phạm Hàm - vị Tam khôi (đỗ đầu cả ba khoa thi) cuối cùng và là một trong ba vị Tam nguyên trong hơn 100 năm khoa cử Nho học của triều Nguyễn.Cụ Thám hoa đã ngồi ghế Đốc học Hà Nội (như GĐ Sở Giáo dục đào tạo HN hiện nay) khi mới 29 tuổi, rồi lần lượt ngồi Đốc học 4 tỉnh và ngồi Án sát 2 tỉnh ở Bắc thành. Cụ cũng là Chủ bút tờ báo đầu tiên của Bắc Kỳ - tờ Đại Nam đồng văn nhật báo. Ghi nhận đóng góp của cụ, thành phố Hà Nội cũng vừa đặt một tên đường phố là phố Vũ Phạm Hàm.Chúng tôi cũng được biết, sau khi nhậm chức Bộ trưởng (tương đương Thượng thư Bộ học ngày xưa), GS đã về quê nhà và thắp hương kính cáo tiên liệt.Nhậm chức Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo trong thời điểm hiện nay là gánh vác một trách nhiệm vô cùng lớn lao, nặng nề. Ghế Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo là một ghế nóng trong Chính phủ và nó có liên quan đến toàn xã hội, đến vận mệnh của đất nước, đến tiền đồ của dân tộc. Vì vậy, dân chúng đều mong muốn và hy vọng rằng, với truyền thống về khoa bảng và giáo dục của dòng họ, GS. Bộ trưởng sẽ đem hết bản lĩnh, khả năng và tâm huyết của mình để xoay chuyển tình hình nền giáo dục nước nhà.Nhân đây, những người quan tâm đến nền giáo dục nước nhà kính mong Chính phủ, đứng đầu là Thủ tướng, các Phó Thủ tướng và các bộ, ngành TW; các quan chức ở Bộ Giáo dục Đào tạo hết sức quan tâm chỉ đạo sát sao, hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi nhất để GS. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vận hành nền giáo dục nước nhà vượt qua cơn khủng hoảng hiện nay.Việc "trồng người" là sự nghiệp lớn, và việc chấn hưng giáo dục là một việc cấp bách hiện nay, tuy vậy cũng không thể thấy ngay kết quả. Song dân chúng hàng ngày hàng giờ luôn dõi theo mỗi quyết định, mỗi việc làm, hành động của Giáo sư Bộ trưởng. Thiết nghĩ, đó cũng là hạnh phúc lớn lao đối với một người đang gánh trọng trách mà dân chúng đang trông đợi.Một lần nữa, chúng tôi xin chúc Giáo sư có nhiều thành tựu lớn lao trên cương vị cao cả của mình, ghi lại dấu ấn trong lịch sử của ngành!Kính chúc Giáo sư và quý quyến lời chúc An khang, Vạn phúc, Thành tựu!Nguyễn Xuân Diện
*Kèm theo bức thư này là toàn băn bài văn sách thi Đình của Thám hoa Vũ Phạm Hàm do Thạc sĩ Đinh Thanh Hiếu phiên âm và dịch nghĩa, xem bản lưu tại đây. Giáo sư Phạm Vũ Luận đã nhận được ngay sau khi gửi 02 ngày (thứ Bảy, CN) và đã gọi điện cảm ơn trực tiếp (08h30 Thứ Hai) và mời về Đôn Thư dự lễ tưởng niệm cụ Vũ Phạm Hàm.
________________* Ông Phạm Vũ Luận sinh năm 1955, là giáo sư, tiến sĩ kinh tế. Năm 1999-2004, ông là hiệu trưởng ĐH Thương mại. Tháng 6/2004, ông được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo. Tháng 12/2009, ông được phân công làm Thứ trưởng thường trực. Từ tháng 4/2010, ông Phạm Vũ Luận đã tạm điều hành Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chiều 18/6/2010, với hơn 80% số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua nghị quyết phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Trang Chinhphu.vn cho biết tiểu sử của ông:
Ngày sinh: 01 tháng 8 năm 1955.Dân tộc: Kinh. Quê quán: Xã Kim Thư, huyện Thanh Oai, Thành phố Hà NộiTrình độ văn hóa: 10/10Trình độ chuyên môn: Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tếTrình độ lý luận chính trị: Cao cấpNgày vào Đảng: 17 tháng 5 năm 1987Ngày chính thức: 17 tháng 5 năm 1988.
Chức vụ hiện nay: Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Một vài thông tin về Thám hoa Vũ Phạm Hàm:
Vũ Phạm Hàm từng ngồi Đốc học (như GĐ Sở GD) của Hà Nội năm ông 29 tuổi. Trong hơn 15 năm hoạt động trong sự nghiệp giáo dục (1890 - 1906) ông ngồi ghế Đốc học ở 4 tỉnh (Hà Nội, Ninh Bình, Phù Lỗ, Cầu Đơ) và giữ chức Án sát tại 2 tỉnh của Bắc thành. Năm 1893, khi đang là Đốc học Hà Nội, ông còn được sung làm Đốc biện (Chủ bút) của Đại Nam đồng văn Nhật báo là tờ báo đầu tiên (chữ Hán) tại Bắc Kỳ.
Trang bìa Đại Nam Đồng văn nhật báo
Người đời còn được biết đến Vũ Phạm Hàm qua đôi câu đối ở đền Kiếp Bạc (xem ảnh dưới đây): Vạn Kiếp hữu sơn giai kiếm khí/ Lục Đầu vô thủy bất thu thanh.
Trong đó THU THANH hay THUNG THANH, đã là một cuộc tranh luận dai dẳng trong học giới suốt hàng chục năm nay, cuốn hút đến các nhà Hán Nôm học lừng danh như: Tảo Trang, Nguyễn Quảng Tuân, Hoàng Hữu Xứng, Nguyễn Tiến Đoàn, Thế Anh.... Tuy nhiên, câu đối ở Đền Kiếp Bạc thì viết là THU THANH, như dưới đây:
Và hiện tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm hiện còn lưu giữ bài Văn sách Thi Đình đem lại học vị Tam nguyên Thám hoa cho Vũ Phạm Hàm.
Mới đây, các con cháu chắt hậu duệ của Thám hoa Vũ Phạm Hàm đã cùng một nhóm
các nhà nghiên cứu biên soạn cuốn sách biên khảo về thân thế và sự nghiệp
của Thám hoa Vũ Phạm Hàm.
các nhà nghiên cứu biên soạn cuốn sách biên khảo về thân thế và sự nghiệp
của Thám hoa Vũ Phạm Hàm.
Bác Vũ Phạm Đính - cháu nội cụ Thám hoa Vũ Phạm Hàm đến tặng sách cho Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm (3 bản) và cho Nguyễn Xuân Diện. Ngày 27.4.2010.
HÌNH ẢNH HAI DI VẬT CỦA THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM
1- TẤM ÁO ĐẠI TRIỀU VĂN GIAI
(hiện do hậu duệ của cụ Thám hoa giữ)
.
1- TẤM ÁO ĐẠI TRIỀU VĂN GIAI
(hiện do hậu duệ của cụ Thám hoa giữ)
.
Tủ sách (gỗ) của Thám hoa Vũ Phạm Hàm. Hiện lưu giữ trong nhà một người bạn tôi.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ LÀNG ĐÔN THƯ VÀ
LỄ TƯỞNG NIỆM THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM
LỄ TƯỞNG NIỆM THÁM HOA VŨ PHẠM HÀM
(Phong tục đẹp đáng làm gương)
Phương đình, đình Đôn Thư
Lối xóm xanh bóng tre và ao đặc bèo
Ao nhà Thám hoa Vũ Phạm Hàm
Cổng một gia đình họ Phạm Vũ.
Trên có ba chữ: Thế Hữu Hưng (Đời nào cũng thịnh, cũng có người tài giỏi)
Đền thờ bà Bạch Hoa - một tướng của Hai Bà Trưng
Các hậu duệ của cụ Thám hoa về thăm đình làng
GS. Phạm Vũ Luận chăm chú nghe các bài phát biểu
GS. Phạm Vũ Luận và GS Đinh Khắc Thuân (Phó TBT Tạp chí Hán Nôm)
GS Phạm Vũ Luận và Nguyễn Xuân Diện
Phương đình, đình Đôn Thư
Lối xóm xanh bóng tre và ao đặc bèo
Ao nhà Thám hoa Vũ Phạm Hàm
Cổng một gia đình họ Phạm Vũ.
Trên có ba chữ: Thế Hữu Hưng (Đời nào cũng thịnh, cũng có người tài giỏi)
Đền thờ bà Bạch Hoa - một tướng của Hai Bà Trưng
Các hậu duệ của cụ Thám hoa về thăm đình làng
GS. Phạm Vũ Luận chăm chú nghe các bài phát biểu
GS. Phạm Vũ Luận và GS Đinh Khắc Thuân (Phó TBT Tạp chí Hán Nôm)
GS Phạm Vũ Luận và Nguyễn Xuân Diện
Mời cơm các vị khách tại nhà khách. Có 3 mâm: 1- Hội đồng gia tộc. 2- Các giáo sư. 3- Các vị khách đến từ các gia tộc khác. Tôi ngồi cùng 3 vị là hậu duệ của: Vũ Phạm Hàm, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hữu Chỉnh.
Ông Phạm Vũ Luận ngồi cùng các vị trong gia tộc.
Cũng như bao gia đình nền nếp khác, mỗi khi có cỗ bàn,
trước hiên nhà là chậu nước để rửa tay.
Con cháu trong họ, già trẻ trai gái đều thụ lộc tổ ở sân nhà thờ
Các cụ già trong gia tộc Phạm Vũ ra về
Theo lối cổ, các cụ chắp tay chào khách. Một hình ảnh đẹp như một bức tranh vẽ về đời xưa!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét