(Dân trí) - Cho đến nay, vẫn chưa có “công chức 100 triệu” nào của Hà Nội bị phát hiện. Vụ việc “bức thư 30 ngày” cũng chưa thấy Hà Nội công bố hình thức kỉ luật. Chừng nào hai câu hỏi này còn bỏ ngỏ thì chừng đó, cái gọi là “sự chậm trễ” còn tiếp diễn.
>> Thư của Bí thư Hà Nội cũng bị “ngâm” tới... 30 ngày
>> Bí thư Hà Nội “phá bức tường di sản” vây làng Đường Lâm
Trước việc dân làng Đường Lâm xin trả lại danh hiệu Di sản quốc gia vì những phiền toái từ qui định gây ra, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà nội đã đến tận nơi để trực tiếp xin lỗi người dân. Ông Nghị nói: “Vì sự chậm trễ ở làng cổ Đường Lâm, tôi thay mặt cơ quan quản lý xin lỗi và chia sẻ những bức xúc với người dân. Những vướng mắc ở Đường Lâm cần áp dụng chính sách linh hoạt để xử lý”.
Đây là việc làm đáng trân trọng của người đứng đầu Thủ đô, nhất là khi Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Không theo họp, Bí thư Phạm Quang Nghị đã xuống tận nơi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri để từ đó, tìm ra biện pháp giải quyết.
Ngay lập tức, Bí thư đã chỉ ra một số biện pháp nhằm “phá bức tường di sản” để “giải vây” cho Đường Lâm.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao sự việc bức xúc ở Đường Lâm đã diễn ra nhiều năm nay khiến Bí thư thành ủy phải xin lỗi người dân vì “sự chậm trễ”? Sâu xa hơn, liệu người đứng đầu Thành phố sẽ có còn phải tiếp tục xin lỗi vì cái gọi là “sự chậm trễ”? Và quan trọng là làm gì để sẽ không (hoặc còn nhưng rất ít) những “sự chậm trễ” tương tự?
Câu trả lời ở đây có lẽ không khó bởi cách đây gần 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Tất cả mọi việc đều từ khâu cán bộ mà ra.
Việc Bí thư Phạm Quang Nghị xin lỗi người dân Đường Lâm là vì trách nhiệm người đứng đầu bởi cán bộ dưới quyền ông hoặc yếu kém, hoặc tắc trách.
Khi cơ quan công quyền vẫn có tới 30% công chức “có cũng được mà không cũng được” thì việc chậm trễ là đương nhiên.
Khi công đường còn có loại “công chức 100 triệu” thì việc chậm trễ cũng không lạ.
Càng không lạ với Hà Nội bởi cách đây ít lâu, tại một hội nghị giao ban, Bí thư Phạm Quang Nghị đã kể về cuộc hành trình 30 ngày của một bức thư: “Kỷ niệm Quốc khánh và là năm chẵn về mối quan hệ với nước bạn Lào, thủ đô Vientiane gửi cho tôi một bức thư. Mình cũng phải gửi thư lại cảm ơn, nhưng việc chuẩn bị thư cảm ơn đến tay tôi chỉ kém một ngày nữa là tròn một tháng. Việc tham mưu không chủ động cảm ơn người ta trước đã là lỗi, làm sau mà chỉ mỗi lá thư thôi nhưng cấp Sở Ngoại vụ làm chậm tám ngày, sang Văn phòng UBND TP làm chậm thêm 22 ngày, thế thì còn cảm ơn gì nữa”.
Đây là việc làm đáng trân trọng của người đứng đầu Thủ đô, nhất là khi Kỳ họp Quốc hội đang diễn ra. Không theo họp, Bí thư Phạm Quang Nghị đã xuống tận nơi lắng nghe tâm tư nguyện vọng của cử tri để từ đó, tìm ra biện pháp giải quyết.
Ngay lập tức, Bí thư đã chỉ ra một số biện pháp nhằm “phá bức tường di sản” để “giải vây” cho Đường Lâm.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là vì sao sự việc bức xúc ở Đường Lâm đã diễn ra nhiều năm nay khiến Bí thư thành ủy phải xin lỗi người dân vì “sự chậm trễ”? Sâu xa hơn, liệu người đứng đầu Thành phố sẽ có còn phải tiếp tục xin lỗi vì cái gọi là “sự chậm trễ”? Và quan trọng là làm gì để sẽ không (hoặc còn nhưng rất ít) những “sự chậm trễ” tương tự?
Câu trả lời ở đây có lẽ không khó bởi cách đây gần 70 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”. Tất cả mọi việc đều từ khâu cán bộ mà ra.
Việc Bí thư Phạm Quang Nghị xin lỗi người dân Đường Lâm là vì trách nhiệm người đứng đầu bởi cán bộ dưới quyền ông hoặc yếu kém, hoặc tắc trách.
Khi cơ quan công quyền vẫn có tới 30% công chức “có cũng được mà không cũng được” thì việc chậm trễ là đương nhiên.
Khi công đường còn có loại “công chức 100 triệu” thì việc chậm trễ cũng không lạ.
Càng không lạ với Hà Nội bởi cách đây ít lâu, tại một hội nghị giao ban, Bí thư Phạm Quang Nghị đã kể về cuộc hành trình 30 ngày của một bức thư: “Kỷ niệm Quốc khánh và là năm chẵn về mối quan hệ với nước bạn Lào, thủ đô Vientiane gửi cho tôi một bức thư. Mình cũng phải gửi thư lại cảm ơn, nhưng việc chuẩn bị thư cảm ơn đến tay tôi chỉ kém một ngày nữa là tròn một tháng. Việc tham mưu không chủ động cảm ơn người ta trước đã là lỗi, làm sau mà chỉ mỗi lá thư thôi nhưng cấp Sở Ngoại vụ làm chậm tám ngày, sang Văn phòng UBND TP làm chậm thêm 22 ngày, thế thì còn cảm ơn gì nữa”.
Trở lại với “sự chậm trễ”, muốn xóa bỏ điều này, có lẽ việc cần làm ngay là một qui trình kỉ luật minh bạch, công khai.
Thế nhưng tiếc thay cho đến nay, vẫn chưa có “công chức 100 triệu” nào của Hà Nội bị phát hiện. Và cũng đến hôm nay, vụ việc “bức thư 30 ngày” vẫn chưa thấy Hà Nội công bố hình thức kỉ luật những người có liên quan.
Có lẽ không chỉ riêng mình mà nhiều độc giả Dân trí đều mong muốn nhận được hai câu trả lời của lãnh đạo Hà Nội.
Một là có hay không “công chức 100 triệu”? Và nếu có thì đề nghị công khai tên tuổi, chức vụ…
Hai là đề nghị Bí thư Thành ủy cho biết trong việc bức thư chậm trễ 30 ngày có ai bị kỉ luật không? Nếu có thì hình thức kỉ luật là gì?
Chừng nào hai câu hỏi này còn bỏ ngỏ thì chừng đó, cái gọi là “sự chậm trễ” còn tiếp diễn.
Chúng ta đều cùng chờ đợi câu trả lời từ người đứng đầu Hà Nội Phạm Quang Nghị, phải không các bạn?
Thế nhưng tiếc thay cho đến nay, vẫn chưa có “công chức 100 triệu” nào của Hà Nội bị phát hiện. Và cũng đến hôm nay, vụ việc “bức thư 30 ngày” vẫn chưa thấy Hà Nội công bố hình thức kỉ luật những người có liên quan.
Có lẽ không chỉ riêng mình mà nhiều độc giả Dân trí đều mong muốn nhận được hai câu trả lời của lãnh đạo Hà Nội.
Một là có hay không “công chức 100 triệu”? Và nếu có thì đề nghị công khai tên tuổi, chức vụ…
Hai là đề nghị Bí thư Thành ủy cho biết trong việc bức thư chậm trễ 30 ngày có ai bị kỉ luật không? Nếu có thì hình thức kỉ luật là gì?
Chừng nào hai câu hỏi này còn bỏ ngỏ thì chừng đó, cái gọi là “sự chậm trễ” còn tiếp diễn.
Chúng ta đều cùng chờ đợi câu trả lời từ người đứng đầu Hà Nội Phạm Quang Nghị, phải không các bạn?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét