GÓP Ý TIẾP VỀ HIẾN PHÁP VÀ LUẬT ĐẤT ĐAI
Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Kính gửi Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Đồng kính gửi: - Chủ tịch nước nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Quốc hội khóa XIII tại kỳ họp thứ 5 vừa qua đã quyết định tiếp tục tiếp nhận ý kiến nhân dân để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 6 vào cuối năm nay.
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:
1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.
Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.
2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.
Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.
Kiến nghị 72 đã nêu một yêu cầu quan trọng trong việc sửa Hiến pháp là chuyển từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Do đất đai ở nước ta trải qua nhiều lần xáo trộn nên việc xác lập sở hữu tư nhân về đất đai phải nghiên cứu, chuẩn bị và có quá trình thực hiện đối với từng loại đất, trước hết là đất ở và đất nông nghiệp. Những loại đất đã công nhận thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng và định đoạt theo quyền tài sản; trong trường hợp cần đất để phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì Nhà nước không thể thu hồi đất mà chỉ được phép sử dụng quyền trưng mua được quy định chặt chẽ, bảo đảm lợi ích của người có đất bị trưng mua và ngăn chặn mọi sự lạm dụng, tùy tiện.
Hiến pháp và Luật đất đai được sửa đổi theo tinh thần đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và sử dụng đất đai có hiệu quả, mở đường cho quá trình tích tụ ruộng đất dưới nhiều hình thức để phát triển lên trình độ cao nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Chúng tôi yêu cầu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đã quy định trong Hiến pháp hiện hành để sớm quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp sửa đổi.
Chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ về hai vấn đề nêu trên trong việc tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai để Quốc hội cùng các nhà lãnh đạo đất nước thấy rõ yêu cầu và nguyện vọng của dân.
Chúng tôi, những người soạn thảo và ký kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp (thường được gọi tắt là Kiến nghị 72 vì mang chữ ký trực tiếp của 72 người) đã có bản phản đối dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013), nay cùng một số người khác có ý kiến tiếp như sau:
1- Quốc hội chỉ quy định sẽ xem xét, thông qua Dự thảo Hiến pháp tại kỳ họp thứ 6 mà không nói có tổ chức trưng cầu ý dân hay không. Ai cũng nói Hiến pháp phải là của nhân dân, do toàn dân quyết định. Như mọi người đều biết, với cách tổ chức bầu cử và cơ cấu nhân sự như hiện nay, Quốc hội về thực chất chưa thật sự là đại biểu của nhân dân. Việc sửa đổi Hiến pháp lần này đang có những ý kiến khác nhau về những điều cơ bản của thể chế chính trị (đã được nêu trong nhiều văn bản như Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng Giám mục, Tuyên bố của các công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước đã được loan tải trên các phương tiện truyền thông). Vì vậy, nhất thiết phải tổ chức trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi. Dư luận hoan nghênh những đại biểu Quốc hội, những thành viên Chính phủ và một số tổ chức khi thảo luận về sửa đổi Hiến pháp đã xác định Quốc hội là cơ quan lập pháp, quyền lập hiến thuộc về nhân dân và Hiến pháp phải được trưng cầu ý dân.
Trưng cầu ý dân là việc không đơn giản, lần đầu tiên được tiến hành ở nước ta, nên trong văn bản gửi tới Quốc hội ngày 3-6-2013, chúng tôi đã kiến nghị Quốc hội quyết định sớm để có thời gian chuẩn bị, quan trọng nhất là tổ chức thảo luận một cách bình đẳng, công khai, thẳng thắn về các quan điểm khác nhau, tạo điều kiện cho đông đảo nhân dân suy nghĩ, lựa chọn trong cuộc trưng cầu ý dân. Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ có thể áp dụng điều 86 và khoản 14 điều 84 của Hiến pháp hiện hành để tổ chức kỳ họp Quốc hội bất thường nhằm quyết định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp sửa đổi.
Sửa đổi Hiến pháp theo tinh thần tạo lập thể chế chính trị dân chủ là công việc hệ trọng, có ý nghĩa quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển đất nước. Vì thế không nên hạn chế thời gian; nếu làm vội để thông qua một hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị, bỏ qua những đòi hỏi chính đáng của nhân dân đang muốn có một hiến pháp thật sự dân chủ, thì sẽ nguy hại cho đất nước và phải chịu trách nhiệm với dân tộc, với lịch sử.
2- Quyền sở hữu và sử dụng đất đai là một trong những điểm hệ trọng nhất và được nhân dân đặc biệt quan tâm khi bàn về sửa đổi Hiến pháp. Chúng tôi hoan nghênh Quốc hội đã đề ra chủ trương gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp và quyết định lùi thời gian xem xét thông qua Luật đất đai sửa đổi.
Thực tế cho thấy chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu trực tiếp quản lý như quy định của Hiến pháp hiện hành cùng với những bất cập trong luật pháp về đất đai đã tạo kẽ hở cho các cấp chính quyền ở nhiều nơi thu hồi đất của dân một cách tùy tiện, tràn lan, đi liền với cưỡng chế thô bạo, gây oan ức và bất bình lớn trong dân, dẫn tới rất nhiều vụ khiếu kiện và các hình thức đối phó của dân, làm bất ổn nhiều mặt trong đời sống cùng với nhiều tổn thất không chỉ về kinh tế mà cả về xã hội và chính trị.
Kiến nghị 72 đã nêu một yêu cầu quan trọng trong việc sửa Hiến pháp là chuyển từ chế độ sở hữu toàn dân đối với toàn bộ đất đai sang chế độ đa sở hữu về đất đai, trong đó có sở hữu tư nhân. Do đất đai ở nước ta trải qua nhiều lần xáo trộn nên việc xác lập sở hữu tư nhân về đất đai phải nghiên cứu, chuẩn bị và có quá trình thực hiện đối với từng loại đất, trước hết là đất ở và đất nông nghiệp. Những loại đất đã công nhận thuộc sở hữu tư nhân được sử dụng và định đoạt theo quyền tài sản; trong trường hợp cần đất để phục vụ lợi ích quốc gia và lợi ích công cộng thì Nhà nước không thể thu hồi đất mà chỉ được phép sử dụng quyền trưng mua được quy định chặt chẽ, bảo đảm lợi ích của người có đất bị trưng mua và ngăn chặn mọi sự lạm dụng, tùy tiện.
Hiến pháp và Luật đất đai được sửa đổi theo tinh thần đó sẽ khuyến khích và thúc đẩy việc đầu tư và sử dụng đất đai có hiệu quả, mở đường cho quá trình tích tụ ruộng đất dưới nhiều hình thức để phát triển lên trình độ cao nền nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ.
Chúng tôi yêu cầu Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ thực hiện đúng quyền và trách nhiệm đã quy định trong Hiến pháp hiện hành để sớm quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân đối với Hiến pháp sửa đổi.
Chúng tôi mong đồng bào trong và ngoài nước lên tiếng mạnh mẽ về hai vấn đề nêu trên trong việc tiếp tục góp ý sửa đổi Hiến pháp và Luật đất đai để Quốc hội cùng các nhà lãnh đạo đất nước thấy rõ yêu cầu và nguyện vọng của dân.
Ngày 03- 07-2013
Danh sách những người ký tên:
Nguồn: Bauxite Vietnam
Stt | Họ tên | Học vị hay chức vụ hay nghề nghiệp, nơi ở |
1 | Nguyễn Quang A | Nguyên viện trưởng Viện IDS, Hà Nội |
2 | Bùi Tiến An | Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TPHCM, TP HCM |
3 | Lại Nguyên Ân | Nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội |
4 | Huỳnh Kim Báu | Nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM |
5 | Huỳnh Ngọc Chênh | Nhà báo, Sài Gòn |
6 | Nguyễn Huệ Chi | GS. nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội |
7 | Đào Duy Chữ | TS., nguyên Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, TP. HCM |
8 | Tống Văn Công | Nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM |
9 | Nguyễn Xuân Diện | TS. Nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội |
10 | Lê Đăng Doanh | Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội |
11 | Hoàng Dũng | PGS. TS. Tp. HCM |
12 | Phạm Chí Dũng | Nhà báo tự do, Tp. HCM |
13 | Nguyễn Đình Đầu | Nhà nghiên cứu, Tp. HCM |
14 | Lê Hiếu Đằng | Nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM |
15 | Phạm Văn Đỉnh | TSKH. Pháp |
16 | Trần Tiến Đức | Nguyên vụ trưởng Vụ Truyền thông UBDSKHHGĐ, Hà Nội |
17 | Lê Công Giàu | Nguyên phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS Tp. HCM. Nguyên Phó TGĐ Tổng công ty Du lịch Tp. HCM |
18 | Nguyễn Ngọc Giao | GS., nhà báo, Paris, Pháp |
19 | Trần Hải Hạc | TS. Kinh tế, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris, Pháp |
20 | Chu Hảo | PGS. TS. Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội |
21 | Nguyễn Gia Hảo | Nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội |
22 | Võ Thị Hảo | Nhà văn, Hà Nội |
23 | Phạm Duy Hiển | GS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội |
24 | Hồ Hiếu | Cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM |
25 | Võ Văn Hiếu | Nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn TW cục MN |
26 | Nguyễn Xuân Hoa | Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế |
27 | Phaolô Nguyễn Thái Hợp | Giám mục Giáo phận Vinh |
28 | Nguyễn Thế Hùng | GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng |
29 | Hà Thục Huy | PGS. TS. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Tp. HCM |
30 | Nguyễn Thị Từ Huy | Tiến sĩ văn học, TP. HCM |
31 | Hoàng Hưng | Nhà thơ, nhà báo tự do, Tp. HCM |
32 | Phạm Khiêm Ích | Ủy viên UBTƯMTTQVN, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, UBKHXHVN |
33 | Lê Xuân Khoa | GS. Nguyên Phó Viện Trưởng Ðại học Sài Gòn. Hoa Kỳ |
34 | Nguyễn Khuê | TP. HCM |
35 | Viễn Kính | Nhà báo, TP HCM |
36 | Tương Lai | Nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM |
37 | Dương Hồng Lam | Kỹ sư, hưu trí, TP. HCM |
38 | Phạm Chi Lan | Nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải, nguyên Phó Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội |
39 | Cao Lập | Cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM |
40 | Hồ Uy Liêm | Nguyên Quyền Chủ tịch Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam, Hà Nội |
41 | Lương Văn Liệt | Nguyên cán bộ TNXP, nguyên cán bộ chi cục thuế, TP HCM |
42 | Trần Văn Long | Nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP. HCM, TP. HCM |
43 | Nguyễn Đình Lộc | Nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hà Nội |
44 | Nguyễn Văn Ly | Nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM. Nguyên thư ký của bí thư thành ủy Tp. HCM, Mai chí Thọ |
45 | Nguyễn Khắc Mai | Nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội |
46 | Huỳnh Tấn Mẫm | Bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM |
47 | André Menras Hồ Cương Quyết | Cựu tù chính trị, Chủ tịch Hiệp hội Trao đổi Sư phạm Pháp – Việt (ADEP), Pháp |
48 | GB Huỳnh Công Minh | Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn |
49 | Ngô Minh | Nhà thơ, Huế |
50 | Phạm Gia Minh | TS. Hà Nội |
51 | Trần Tố Nga | Cựu tù chính trị trước 1975, Paris, Pháp |
52 | Kha Lương Ngãi | Nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM |
53 | Nguyên Ngọc | Nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An. |
54 | Nguyễn Xuân Ngữ | Cựu chiến binh, TP. HCM |
55 | Hồ Ngọc Nhuận | Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM |
56 | Nguyễn Thái Nguyên | TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội |
57 | Phạm Đức Nguyên | PGS. KTS. Hà Nội |
58 | Phạm Xuân Nguyên | Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội, Hà Nội |
59 | Trần Đức Nguyên | Nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội |
60 | Phan Thị Hoàng Oanh | TS. Giảng viên đại học, TP HCM |
61 | Hà Sỹ Phu | TS. Nhà văn tự do, Đà Lạt |
62 | Hoàng Xuân Phú | GS. TS. Nhà toán học, Hà Nội |
63 | Huỳnh Sơn Phước | Nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, nguyên thành viên Viện IDS, TP. HCM |
64 | Nguyễn Hữu Phước | Nhà báo, TP. HCM |
65 | Đoàn Chí Phương | Nguyên cán bộ Ban Giao Bưu TW cục MN |
66 | Bùi Minh Quốc | Nhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt |
67 | Đào Xuân Sâm | Nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội |
68 | Nguyễn Ngọc Sơn | Nguyên Phó Tổng BT tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó TBT tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội |
69 | Tô Lê Sơn | Kỹ sư, Tp. HCM |
70 | Trần Đình Sử | GS. TS. Hà Nội |
71 | Lê Văn Tâm | Nguyên chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII |
72 | Trần Công Thạch | Hưu trí, Tp. Hồ Chí Minh |
73 | Nguyễn Quốc Thái | Nhà báo, Tp. HCM |
74 | Jos Lê Quốc Thăng | Linh mục, Tổng Giáo Phận Sài Gòn |
75 | Lê Thân | Cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. HCM |
76 | Đào Tiến Thi | Ths. Uỷ viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam |
77 | Võ Văn Thôn | Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp Tp. HCM |
78 | Phan văn Thuận | Giám đốc công ty TNHH Phú an Định , TP HCM |
79 | Trần Quốc Thuận | Luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Tp. HCM |
80 | Nguyễn Thị Ngọc Toản | GS. Bác sĩ. Đại tá. Cựu chiến binh |
81 | Phạm Toàn | Nhà giáo, Hà Nội |
82 | Nguyễn Thị Ngọc Trai | Nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội nhà văn Việt Nam |
83 | Phạm Đình Trọng | Nhà văn, Tp. HCM |
84 | Nguyễn Trung | Đại sứ, nguyên trợ lý Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội |
85 | Vũ Quốc Tuấn | Nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội. |
86 | Hà Dương Tường | Nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp |
87 | Hoàng Tụy | GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội |
88 | Đặng Thị Tuyết | TP. HCM |
89 | Trần Thanh Vân | Kiến trúc sư, Hà Nội |
90 | Nguyễn Viện | Nhà văn, Tp. HCM |
91 | Nguyễn Hữu Vinh | Cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội |
92 | Tô Nhuận Vỹ | Nhà văn, Huế |
Nguồn: Bauxite Vietnam
Văn thư đã được gửi phát chuyển nhanh qua Bưu điện cho 3 người nhận lúc 9h50 sáng nay (4.7.2013).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét