.
Rồi ai cũng về cõi âm
Nguyễn Kiến Giang
Ðầu năm 1993, tôi gặp anh Trần Văn Thủy ở nhà anh Trần Ðộ. Chúng tôi nói chuyên lan man với nhau, chẳng hiểu thế nào lại đụng tới chuyện đời sống tâm linh, và từ đó lại đụng tới chuyện cái chết. Thủy mượn bài “Con người và cái chết” của tôi. Ðọc xong, Thủy liền đề nghị tôi giúp làm một cuốn phim về chủ đề này. Tôi nhận lời. Tôi không biết viết kịch bản phim. Sản phẩm của tôi cuối cùng chỉ là bài bút ký này, trong đó có nhiều ý lấy từ bài viết kia. Hình như nó cũng gợi ý phần nào cho Thủy làm phim Một cõi tâm linh.
*
*
Gần như đã thành một thói quen, đến nơi nào lạ, tôi thường đến viếng nghĩa trang nơi đó. (Nếu chợ là nơi phản chiếu phần nào đời sống vật chất thì nghĩa trang là nơi phản chiếu một phần văn hóa tâm linh của một địa phương). Có lẽ ít có đất nước nào lại có “sưu tập” nghĩa trang phong phú như nước ta. Những nghĩa trang có từ lâu đời đến những nghĩa trang mới tụ. Những nghĩa trang của nhiều tộc người khác nhau, mồ mả chôn cất kiên cố hay bị “bỏ” đi. Những nghĩa trang của người chết “thông thường” hay trong chiến tranh ác liệt. Những nghĩa trang của thường dân và của các bậc quyền cao chức trọng. Những nghĩa trang hiu hắt vài chục ngôi mộ và những nghĩa trang hàng nghìn mồ mả đến rợn người. Những nghĩa trang Trường Sơn kia, ai biết được hết những cung bậc tình cảm của người đến viếng...
Cảm giác khi đứng trước những nghĩa trang ấy cũng thật khác nhau. Những nấm mồ gây ấm lòng và những nấm mồ khiến buồn tê tái. Những nghĩa trang như nối dài cuộc sống bình thường và những nghĩa trang như sự kết thúc khủng khiếp của đời người.
Tôi quen một người đàn bà đã lớn tuổi. Gần hai mươi năm trời bà đi tìm mộ con, đứa con trai độc nhất, một trong vô vàn những chàng trai đã ngã xuốg trên chiến trường B, không tăm tích. Những bà mẹ của lính Mỹ chết trận tại Việt Nam, hai mươi năm sau họ còn lên tiếng đòi đưa thi hài con mình về nước. Họ nói với quốc hội Mỹ, họ nói qua báo chí, họ đòi con mình quyết liệt. Tôi chia sẻ tình cảm của họ, thật chân thành. Vậy là, tuy không có văn bản nào ghi cả, quyền đòi thi hài những đứa con chết trận đã thành một quyền con người thật sự. Người đàn bà đi tìm con gần hai mươi năm ấy, người mẹ Việt Nam ấy, không lên tiếng đòi gì cả, nhưng hãy nhìn những dấu chân bà - theo sau những dấu chân người lính - lần theo những địa chỉ không chỉ cái gì rõ ràng... Một dòng thư của bạn con bà báo về cái chết của thằng con trai một của bà, không thể vắn tắt hơn. Cái tên A La, nơi con bà chết ấy, không hề có trên bản đồ, cũng chưa có trong ký ức người dân. Nhưng bà vẫn đi tìm, từ nghĩa trang này đến nghĩa trang khác ở một vùng vô danh. Cho đến mùa hè năm nay, bà vẫn đi tìm con như bao năm trước... hết hy vọng đến vô vọng. Không biết có bà mẹ Mỹ nào âm thầm tìm kiếm dấu vết con mình như bà? Mà ở Việt Nam, đâu chỉ có một mình bà? Một con số có lẽ tất cả chúng ta đều cần biết: khoảng ba mươi vạn người mất tích trong cuộc chiến. Còn con số liệt sĩ được biết là khoảng một triệu...
Ở đất nước này, chúng ta mặc niệm những người ngã xuống trong chiến đấu với tiếng nhạc Hồn tử sĩ rất đỗi thân quen. Vâng, họ chính là những tử sĩ mà hồn tạo nên những luồng linh khí bay lượn trong cõi vô cùng, như một câu thơ trong Chinh phụ ngâm: “Hồn tử sĩ gió ù ù thổi...”
*
Mồ mả... Trên mặt đất, đâu chẳng có mồ mả. Tôi không nghĩ rằng chỉ người Việt mới tôn trọng mồ mả cha ông. Nhưng sự tôn trọng này ở người Việt quả là có một sắc thái riêng. Mồ mả là chốn thiêng liêng nhất trong tâm thức người Việt. Mồ yên mả đẹp bao giờ cũng là phần thưởng lớn nhất và cũng là cuối cùng của một đời người. Vì thế, xúc phạm mồ mả bao giờ cũng bị coi là một trọng tội, hơn nữa, một tội ác tày trời, không tội ác nào sánh tày. Ðối với người Việt, một dân tộc trải qua nhiều cuộc chiến đấu chống xâm lăng mà các nhà sử học coi đó là nét chủ đạo của toàn bộ lịch sử dân tộc, tội ác gì là ghê gớm nhất của những kẻ phản dân hại nước vậy? Ðó chính là tội “rước voi về dày mả tổ”. Ðúng thế, xúc phạm đến mồ mả chững người đã khuất là một tội ác “trời không dung, đất không tha”. Ngày xưa là thế, ngày nay cũng thế.
Vậy mà, trong khi những bà mẹ héo hắt đi tìm dấu vết con mình, như bà mẹ trên đây, lại có những kẻ đang tâm phá mồ mả. Ðể lấy của (có thật hay tưởng tượng), họ phá các lăng mộ của vua chúa, phá cả nơi yên nghỉ của các nhân vật lịch sử. Một chuyện mới xẩy ra, đụng tới Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Phi Khanh - thân phụ Nguyễn Trãi, vị anh hùng cứu nước, danh nhân văn hóa kiệt xuất thế kỷ XV- bị quân Minh bắt về Trung Quốc. Ông mất ở đó. Sau khi thất bại, tướng nhà Minh là Vương Thông không quên ơn Nguyễn Trãi tha tội chết cho cả đạo quân xâm lược thua trận, khi về nước đã tìm mộ Nguyễn Phi Khanh và cho đưa hài cốt ông về Việt Nam. Nguyễn Trãi chôn cất cha mình trên núi Yên Tử, giữa những đám mây mù bảng lảng. Mấy trăm năm, Nguyễn Phi Khanh nằm trên núi cao vòi vọi, giữa thiên nhiên trường cửu. Nhưng ngôi mộ Nguyễn ấy đã bị đào bới...
Cũng mới đây, ở Quảng Trị, vùng đất lửa trong chiến tranh, một chuyện kinh khủng xẩy ra, làm nhức nhối lòng người cả nước. Một lũ người làm hàng nghìn ngôi mộ liệt sĩ giả để bỏ túi hàng trăm triệu đồng kinh phí Nhà nước cấp cho để tìm kiếm, qui tập và xây dựng nghĩa trang liệt sĩ. Xương súc vật được dùng thay xương người. Một bộ hài cốt chia ra, mỗi ngôi mộ một ít...
Những kẻ đầu têu bị lãnh án đích đáng: tử hình.
Những chuyện khốn kiếp ấy, may thay, không nhiều và bị ngăn chặn kiên quyết. Nhắc lại những chuyện này cũng là điều bất đắc dĩ.
*
Mồ mả ở các vùng quê Việt Nam từ xa xưa đã trở thành một bộ phận thân thuộc của cảnh quan. Trừ các thành phố và một số nơi có nghĩa trang tập trung, nói chung ở nông thôn, con cháu cày cấy bên cạnh mồ mả cha ông nằm rải rác trên đồng ruộng. Người đang sống và người đã chết vẫn liền kề nhau, dù ở hai cõi âm - dương khác nhau. Ðó là thể hiện cách hiểu âm - dương không phải là hai cõi cách biệt trong tâm thức dân gian, hay đó là sự cố gắng để cho cõi âm không xa lánh hẳn cõi dương? Không thể trả lời rành mạch được. Chỉ có điều là trong tâm thức người Việt, sự cách biệt âm - dương không bao giờ là tuyệt đối.
Bạn hãy nhìn dãy núi xanh lam kia (xin nói thêm: gần như ở nơi nào trên đất nước Việt Nam người ta cũng có thể nhìn thấy núi ở phía trời Tây, trừ đồng bằng Nam Bộ). Người Việt hay dùng mấy chữ “khuất núi” để chỉ sự ra đi của một con người. Khuất núi nghĩa là vẫn ở trên mặt đất này nhưng ở bên kia núi: sự xa cách được rút gần lại. Núi ở Việt Nam nói chung cũng là ở phía trời Tây, mà theo tín ngưỡng từ thời rất xa xưa, không rõ bắt nguồn từ đạo Phật hay từ đạo Lão, những tôn giáo này coi phương Tây là hướng thiêng liêng nhất, là tượng trưng cho sự bất tử và cõi cực lạc. ở miền Trung quê tôi, người ta chôn cất người chết đầu quay về núi, có lẽ vì thế. Núi là nơi kết tụ linh khí đất nước, giữ vị trí chủ đạo trong cảnh quan.
Ở đây chúng ta bắt gặp thêm một nét quan trọng trong tâm thức người Việt: cõi âm là cõi thân thuộc, cõi vĩnh hằng của con người. Không phải đi sang cõi âm mà là “về” cõi âm. Về - từ này hàm ý một sự trở về lại nơi cũ. Về cõi âm có nghĩa là về lại nơi gốc gác của con người. “Sống gửi thác về” - dù quan niệm về nơi cư trú của con người sau khi chết là ở đâu đi nữa, người Việt bao giờ cũng dùng từ “về” để chỉ sự trở về của con người sau khi sự sống kết thúc: về trời hay về cõi âm là cùng một ý. Hồi nhỏ, đi theo những đám tang, lòng tôi không ngớt nao nao vì một câu hò tiễn biệt:
Hò đưa linh, (là) hò đưa linh
Vong linh nay đã về trời
Chèo ba (ơi mà) nhịp bảy
Ðưa người (xa) cách xa...
Một con thuyền vỗ sóng, mái chèo đưa đẩy nhịp nhàng, con thuyền lướt nhẹ trên mặt đất về nơi an nghỉ của người vừa mất, về nơi phần mộ được dành cho. Về không chỉ là có cái gì đó tiếp nối sự sống sau khi chết, đó còn hơn là một sự tiếp nối đơn thuần, đó là sự tồn tại vĩnh hằng, là sự trở lại mãi mãi với cõi thiên đường, hay cõi Niết bàn, hay một cõi mung lung nào đó, nhưng chắc chắn không phải đi sang cõi địa ngục.
*
Trong tín ngưỡng của người Việt, không có chỗ dành cho địa ngục chăng? Có, người Việt cũng có ý niệm về địa ngục như sự trừng phạt đối với cái ác của con người khi còn sống. Thuở nhỏ, lũ chúng tôi hay ra chơi ở chùa làng. Phần lớn những ngôi chùa làng đều có hai pho tượng Ông Thiện - Ông Ác, nhưng lũ chúng tôi sợ nhất là những cảnh trừng phạt của Diêm Vương dưới âm phủ. Ăn ở hiền lành, chẳng những sẽ được về trời êm thấm, mà còn tránh được những hình phạt ghê gớm sau khi chết: bỏ vào vạc dầu đun sôi, cưa thân hình làm đôi, bắt qua cầu có hàng đống rắn rết ngóc lên chực mổ vào người...
Nhiều thế hệ ngày xưa có lẽ một phần vì sợ hãi trước những cảnh trừng phạt khủng khiếp nơi địa ngục kia nên tránh được điều ác khi còn sống chăng? Tôi không muốn sa vào câu chuyện đạo đức thiện - ác ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng con người ngày xưa thường tính tới những gì xẩy tới sau khi chết, họ biết trù tính cho mình một cuộc đời sau khi chết. Nghĩa là họ tin chắc chắn rằng chết không phải là hết...
Chết không phải là hết. Niềm tin ấy có còn cần thiết nữa không, có cần phải được chứng minh theo lối duy lý không, hãy để những câu hỏi ấy cho các nhà triết học trả lời. Riêng tôi, bằng một sự cảm nhận trực giác nào đó, tôi nghĩ rằng cha ông ta đã hoàn toàn đúng khi tin chắc rằng chết không phải là hết. Chết là bước sang một cuộc đời khác, và ở đó người ta thụ lĩnh hậu quả tốt hoặc xấu của cuộc đời tước đó. Và bây giờ, bạn thử tưởng tượng xem người ta sẽ dễ dàng phạm tội ác như thế nào nếu không hề băn khoăn chút nào về những gì đón đợi mình sau khi chết. Phải chăng đó là mảnh đất nuôi dưỡng mọi thứ tôn giáo trên thế giới này? Và dù không theo hẳn một tôn giáo nào, tôi vẫn cho rằng niềm tin “chết không phải là hết” ít nhiều mang màu sắc tôn giáo ấy giúp cho người ta sống tử tế hơn nhiều. Vâng, tôi không theo một tôn giáo nào cả, nhưng cứ mỗt lần nghe những lời tụng niệm nguyện cầu cho người chết về nơi vĩnh hằng, tôi càng cảm nhận rõ hơn, sâu sắc hơn rằng “chết không phải là hết”.
*
Ai chết đó, nhạc sầu chi lắm thế,
Chiều mồ côi đời rét mướt ngoài đường...
(Huy Cận)
Chết là nỗi buồn, nỗi đau lớn nhất của con người. Hoài vọng về sự bất tử không thể nào che lấp sự mất mát cuộc đời hiện hữu. “Chết không phải là hết” - điều đó không bao giờ bù đắp trọn vẹn cho cảm giác đáng sợ “chết là hết”. Sự tiễn đưa cuối cùng nào cũng để lại một sự trống vắng trong tâm hồn. Vì thế, lễ tang là lễ trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Sinh ra là một thời điểm trọng đại. Lớn lên, lấy vợ lấy chồng cũng là một thời điểm trọng đại. Về già, lên lão, lại là một thời điểm trọng đại khác nữa. Mỗi thời điểm ấy đều được đánh dấu bằng những nghi thức trang trọng hay đơn sơ tùy ý. Nhưng không có nghi thức nào ở người Việt được cử hành trang trọng như lễ tang. “Nghĩa tử là nghĩa tận” - chúng ta không tự cho phép mình sơ xuất đối với lễ tang một người thân, một người bạn.
Những đám tang ngày ngày hiện lên trước mắt. Những đám tang hết sức khác nhau ở nông thôn và thành thị, của thường dân và của người nhiều danh vọng, của tín đồ đạo Phật và đạo Kitô, hay không của đạo nào cả, của nhà nghèo và nhà giàu... Hết sức khác nhau, nhưng cũng hết sức giống nhau ở những nét mặt buồn rười rượi của bạn bè, thân thích tiễn đưa... Lòng tôi chết lặng đi trong những đám tang lặng lẽ của tin đồ Kitô giáo, không nghe thấy một tiếng khóc to. Lòng tôi bị xé trong những đám tang có tiếng khóc gào thét của mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha...
Ngày xưa làng nào cũng có sẵn một bộ lễ tang được dân làng bảo quản cẩn thận nhất. Nhưng rồi có một thời, do hiểu sai lạc, người ta muốn làm tang lễ theo “kiểu mới”, chỉ cần xúm nhau khiêng cỗ quan tài trần trụi đi chôn cất, hoặc đặt quan tài lên một cỗ xe ba gác đẩy đi. Có phần hiểu sai lạc, nhưng cũng có phần do hoàn cảnh chiến tranh. Một trận máy bay trút bom xuống là hàng chục, hàng trăm người chết, không nguyên vẹn hình hài. Chỉ có thể giành lấy những lúc tạm ngớt tiếng bom đạn để chôn cất người thân. Lấy đâu ra những nghi thức, những phương tiện cần thiết để làm một lễ tang chu tất, đàng hoàng!
Biết bao nhiêu thứ phong tục hỗn hợp trong một lễ tang. Có thể nhìn thấy ở đó những cái hợp lý và những cái phi lý, nhưng hãy khoan vội phán xét khi chưa biết rõ những nghi thức đó. Một điều chắc chắn là những nghi thức đó đều chứa đựng một cốt lõi không thể xóa mờ: thương xót, tiếc nuối người đã mất và đưa họ - cả thể xác lẫn linh hồn - thật yên lành, không để họ cô đơn, mất đường về với bà con thân thích. Tiễn đưa, nhưng không vĩnh biệt mãi mãi. Bạn hãy nhìn những đốm vàng mã rắc trên đường kia, đó là để đánh dấu đường về cho linh hồn người chết. Bát cơm - ân huệ đầu tiên và cuối cùng của trời đất dành cho con người. Quả trứng - biểu hiện một vòng tái sinh... Người Việt chăm sóc người chết chẳng khác mấy với chăm sóc người sống.
Ngôi mộ là nhà ở mới của người qua đời.Và ngôi nhà mới ấy cũng phải được chọn đất, chọn hướng cẩn thận như khi dựng một ngôi nhà ở của người đang sống, có khi còn cẩn thận hơn. Hướng phải theo thuật phong thủy, đất huyệt phải khô ráo và có màu tươi. Ðộng mồ động mả là chuyện chẳng lành, có thể đó là nguyên nhân gây ra những nỗi bất hạnh cho người đang sống.
Lễ tang không kết thúc ở ngôi mộ vừa đắp. Lễ tang còn kéo dài nhiều năm tháng với sự chịu tang. Những vành khăn trắng trên đầu ghi nhận nỗi thương tiếc khôn nguôi đối với người vừa mất, nhắc nhở người ta sống cho tử tế.
*
Nhưng có những người chết không có phần mộ được ngưòi thân chăm sóc cẩn thận như vậy. Ðó là những người bất hạnh, không nơi nương tựa. Khi sống họ rất cô đơn. Chết đi họ biến thành những cô hồn. Chúng ta không quên họ. Họ được mọi người thay cho người thân chăm sóc. Những kỳ tảo mộ, sau khi dẫy cỏ và vun nấm cho những ngôi mộ thuộc gia đình mình, người ta không quên sửa sang lại những nấm mồ vô chủ. Cô hồn không có ngày giỗ riêng thì mọi người dành riêng một ngày để cúng họ, ngày rằm tháng bảy âm lịch. Tiết trời lúc đó cũng như chia sẻ nỗi buồn chung. Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt... - Nguyễn Du mở đầu Văn chiêu hồn bằng trời đất mưa sầu gió thảm ấy. Không biết những linh hồn cô đơn kia có được an ủi phần nào không, nhưng lòng người đang sống quả là thêm phần thanh thản. Thôi thì ít ra lễ cúng cô hồn ấy cũng dạy cho người ta đừng quên những kẻ cô đơn. Ôi, nếu đạo lý ấy được nhớ đến, được thực hiện trong cuộc đời hiện hữu này...
Cũng vào dịp này, theo một phong tục xa xưa, người ta đốt vàng mã cho người thân đã mất. Mời bạn đi với tôi đến phố Hàng Mã, ngay giữa khu phố cổ của Hà Nội. Tất cả những gì người sống dùng, người chết cũng được hưởng. Nhà cửa, áo quần, xe cộ, cho đến những con chó Nhật, những máy thu hình, những đồng đô-la... tất tật, không thiếu thứ gì. Chỉ có điều là tất cả những thứ đồ cúng ấy đều làm bằng giấy để đốt đi sau khi cúng. Người ta nghĩ rằng những thứ đó sẽ đến tay người thân đã chết và không để họ thiếu một thứ gì, “trần sao âm vậy”. Một anh bạn tôi, tiến sĩ nghệ thuật hẳn hoi, cho tôi biết anh vừa đốt cho “ông cụ”, một họa sĩ nổi tiếng, cả một bộ Âu phục kèm theo một bộ “đồ ta”. Anh bạn tôi kể lại chuyện này với vẻ mặt hài lòng không cần che giấu.
Chuyện vàng mã chắc chắn không liên quan gì với chuyện mỹ học. Nhưnng bạn nhìn kỹ mà xem, những vật đem đốt ấy đẹp làm sao, tinh tế làm sao. Tôi không nói đó là những tác phẩm nghệ thuật, nhưng là những sản phẩm mỹ nghệ thì không thể chối cãi. Tôi chợt nghĩ: phải chăng cái đẹp cũng cần thiết cho cả những người ở cõi âm? Tại sao lại không nhỉ! Và nếu quả thật như thế, thì phải chăng khoảng cách giữa sự sống và cái chết được rút ngắn thêm phần nào?
Chung quanh câu chuyện vàng mã đã xẩy ra bao nhiêu sự tranh cãi, thậm chí cả những lời lên án gay gắt. Tôi không có thẩm quyền phán xét. Tôi chỉ làm công việc cảm nhận nghệ thuật vàng mã. Nếu có ai hỏi tôi: vàng mã có cần thiết không, tôi xin chịu, không trả lời được. Nhưng nếu hỏi tôi vàng mã có đẹp không, tôi trả lời không ngần ngại: đẹp!
*
Từ bao đời nay, người ta tranh cãi nhau có hồn hay không có hồn. Người Việt xưa và cả nay nữa, hầu hết đều tin là có hồn. Hồn là một tầng, và là tầng cao nhất, của mọi vật thể. Từ ngày còn ấu thơ, tôi hằng nghe nói tới “hồn sông núi”, “hồn cây cỏ”, “hồn người”... Vào cuộc đời, làm quen với nghệ thuật, lại được làm quen với những “hồn tranh”, “hồn thơ”..., với những tác phẩm được gọi là “có hồn”. Thật khó quan niệm một sự sống, một vật sống không hồn.
Hồn là vô hình. Nhưng hồn cũng là riêng của từng người. Người đang sống có thể gọi hồn người chết về. Có hẳn một số người - bây giờ thường gọi là những “nhà ngoại cảm” - được coi là có khả năng gọi hồn. Tin hay không tin, tùy bạn. xin mời bạn đến dự một buổi “gọi hồn”, cũng thường được gọi là “ngồi đồng”. Bạn nhìn kỹ xem những người sắp sửa lên đồng, nghĩa là sắp có hồn một người chết nhập vào họ. Những con người bình thường như mọi con người khác. nhưng khi họ lên đồng, mắt họ long lanh, mặt ửng đỏ và nói những lời không phải là của họ nữa. Họ tự giới thiệu mình là ai, từng sống và chết như thế nào, và căn dặn những người thân đang sống những lời tha thiết... Nhận ra hồn người thân mình (đúng hay không đúng) người nghe xúc động mạnh và nhiều khi khóc to lên như chưa bao giờ được khóc. Một sự “bùng nổ nước mắt” thật sự. Những cuộc lên đồng như vậy trước đây cũng như hiện nay, thường bị lên án là “mê tín dị đoan”. Có phần cũng như thế thật, nhưng có thật hoàn toàn như thế không? Riêng tôi, tôi chỉ rút ra từ đó một suy nghĩ: nếu người chết vẫn còn hồn đang sống và sống ngay chung quanh chúng ta, giữa chúng ta, hẳn chúng ta sẽ sống khác đi nhiều. Tôi chưa tin hẳn là có hồn, nhưng từ trong sâu lắng, tôi muốn, rất muốn có hồn. Lý do thật giản dị: có hồn, con người “chết không phải là hết”, hơn nữa, những mất mát lớn nhất của con người có thể được đền bù phần nào để con người sống yên hơn, mà sống yên chính là một trong những mong ước lớn nhất của mọi con người...
Có lẽ vì thế, người ta dùng đến cả thuật “chiêu hồn nhập cốt”. ở vùng quê tôi, từ hồi còn bé, tôi đã được dự nhưng buổi “chiêu hồn” như vậy. Nghi thức cũng đơn giản thôi. Gia đình nào có người thân chết mất xác (không tìm thấy được thi thể), thường mời một “thầy phù thủy” (pháp sư) đến làm lễ. Người ta kiếm một chiếc tiểu sành, đặt một hình nộm bằng cây dâu vào đó làm “cốt”, bên trên phủ một tấm giấy có ghi tên họ, quê quán... của người chết. Rồi thầy làm lễ mời hồn về nhập vào “cốt” và cử hành một lễ tang như thật, đưa chiếc tiểu từ nhà ra đến huyệt, có người thân mặc đồ tang đi theo. Chôn cất xong, người ta đắp lên một nấm mồ và coi nấm mồ giả ấy như một nấm mồ thật. Không biết hồn có về nhập vào cốt không, nhưng người trong gia đình đúng là có nguôi đi nỗi thương xót ít nhiều.
*
Với tất cả những thái độ và những nghi thức đối với cái chết nói trên, người Việt có phải là một tộc người có tôn giáo không? Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Việt không có tôn giáo. Trước đây tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng gần đây tôi thấy không hoàn toàn như thế. Không phải chỉ vì ở Việt Nam hiện có những cộng đồng tôn giáo khá lớn, nhất là của Kitô giáo và Phật giáo. Mà ngay cả ở những người Việt không theo hẳn một tôn giáo nào, theo tôi, cũng mang một niềm tin nào đó mang màu sắc tôn giáo. Không chỉ có niềm tin, còn có những nghi thức mữa. Bạn hãy vào bất cứ một ngôi nhà nào, bạn sẽ nhìn thấy ở nơi trang trọng nhất hiện ra bàn thờ tổ tiên. Tin vào sự trường tồn của tổ tiên, thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời không thể xóa bỏ được, của người Việt. (Nhân thể, xin nói rằng ngay cả những tôn giáo bài xích thờ cúng tổ tiên, nhưng để có chân đứng trên mảnh đất Việt Nam, cũng phải thừa nhận và cho phép sự thờ cúng vô cùng thiêng liêng này).
Ngày xưa, bàn thờ tổ tiên được bài trí rất công phu. Những khám thờ với những chiếc bài vị ghi rõ tên họ các vị tổ tiên được thờ, đặt sau chiếc lư hương nghi ngút hương trầm và những cây đèn sáng trưng, những bát hương cổ kính... Ngày lễ, ngày giỗ, con cháu quỳ lạy trước bàn thờ. Bây giờ những bàn thờ tổ tiên được bày biện như vậy không còn mấy nữa, thay vào đó là những bàn thờ bày biện đơn giản hơn, nhỏ hơn, nhưng không kém phần nghiêm túc và thiêng liêng.
Ðúng, thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo, nếu hiểu tôn giáo phải có giáo lý và giáo hội chặt chẽ. Nhưng nếu hiểu tôn giáo như niềm tin sâu sắc của cá nhân và cộng đồng vào một cái gì thiêng liêng, siêu việt, như một sự hướng thượng của đời sống tâm linh con người, thì tôi có thể nói chắc rằng thờ cúng tổ tiên cũng là một thứ tôn giáo. Thứ tôn giáo này không thờ một thượng đế mà thờ tổ tiên, không có giáo lý nào khác ngoài giáo lý “uống nước nhớ nguồn”, không có giáo hội nào ngoài gia đình và gia tộc. Có thể nó không cao siêu lắm nhưng không vì thế mà không sâu sắc, không đi vào tiềm thức con người. Và chắc chắn nó là một tôn giáo hoàn toàn tự nguyện đối với những ai tin theo. Nếu cần đặt tên cho tôn giáo này, có thể gọi đó là đạo Hiếu.
Hiếu với tổ tiên là đạo lý cao nhất của tôn giáo này. Tổ tiên vừa thiêng liêng vừa thật gần gụi. Thượng đế nằm ở ngoài ta, còn tổ tiên nằm ngay trong chính bản thân ta. Dòng máu của ta chảy từ dòng máu tổ tiên ta. (Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại, cơ sở của sự tờ cúng tổ tiên là những hồi ức về di truyền còn được gọi là “di truyền văn hóa”).
Tôi không rõ việc ghi chép gia phả có phổ biến owr các nước khác không, nhưng ở Việt Nam, đó là một truyền thống lâu đời. Có thời, việc này bị coi là “tàn dư phong kiến”. Nhưng hiện nay nó được phổ biến rất rộng. Nhiều người lao mình vào cuộc đấu tranh hàng 40 - 50 năm nay, tưởng đã quên mất tổ tiên mình, chỉ còn biết những sự nghiệp lớn lao của dân tộc, của giai cấp và nhân loại, hóa ra họ đang cất công đi tìm cái cội nguồn rất cụ thể của mình trong những di sản gia đình còn sót lại, phủ đầy bụi... Gia phả bằng chữ Hán thì nhờ dịch lại, bằng chữ quốc ngữ thì ghi thêm. Tổ tiên từ nơi mơ hồ nào đó hiện rõ với những tên tuổi và hành trạng của từng người. Những người chết đang sống lại trong lòng con cháu. Nghĩa là “chết không phải là hết”. Không biết khi làm công việc sưu tầm và bổ sung gia phả này, người ta nghĩ nhiều hơn tới tổ tiên hay tới bản thân mình? Tôi cho rằng có cả hai lý do đó (mà thật ra cũng chỉ là một). Ði tìm lại dấu vết tổ tiên, nhắc nhở mọi người nhớ tới tổ tiên, đó là đạo Hiếu đối với những thế hệ đã qua. Nhưng trong khi làm công việc này, chắc hẳn người ta cũng nghĩ rằng con cháu mình mai sau vẫn sẽ nhớ tới mình, giống như mình tưởng nhớ tới cha ông... Sự sống con người hiện tại, qua quá khứ tìm thấy lại, mhư được kéo dài tới tương lai. Sự sống đã có bộ mặt trường cửu dễ nhận biết. Cái chết chỉ là một dấu ngắt trong một bài văn dài...
*
Trong mạch thời gian vừa đứt đoạn vừa liên tục ấy, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ðạo Hiếu thể hiện đối với những tổ tiên đã khuất, cũng như đối với những người lớn tuổi trong gia đình, đối với ông bà, cha mẹ. Sự thể hiện đạo Hiếu có khi cũng đi quá đà. Người ta thờ cúng cả người đang sống, hay nói đúng hơn, người đang sống tự thờ mình trong một “Sinh từ”, khiến thiên hạ đàm tiếu, chê bai. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hi hữu. Người Việt không thờ cúng người đang sống, dù đó là bố mẹ già như ở một vài nơi châu Phi. Nhưng chúng ta chăm sóc bố mẹ già hết lòng, việc đưa bố mẹ già vào “trại dưỡng lão” là xa lạ đối với chúng ta, trừ những người không có ai để nương tựa. Ðược phụng dưỡng cha mẹ già là một niềm vui. Người già sống giữa con cái, cháu chắt quây quần chung quanh cũng là một niềm vui. Ngày nay ở các thành phố, những gia đình gồm ba thế hệ - ông bà, cha mẹ, con cái - sống chung dưới một mái nhà ngày càng ít dần, có lẽ do điều kiện nhà ở chật chội hơn là do sự lan rộng của “gia đình hạt nhân”. Ngày xưa, ở nhiều nơi, nhất là ở nông thôn, ba thế hệ sống chung nhau là khá phổ biến. Nhưng đứa con do bố mẹ đẻ ra và nuôi nấng vẫn quấn quít với ông bà, vẫn nằm trong lòng bà trên chiếc võng tre đung đưa, nghe bà kể chuyện Tấm Cám, chuyện Phạm Công Cúc Hoa, chuyện bà con hàng xóm, ngườ xa kẻ gần... Chúng bú sữa mẹ nhưng còn bú cả sữa tinh thần của bà.
Giữa những người thân thương như vậy, cái chết đến với người già không lạnh lùng lắm, như khi người ta đón cái chết chỉ có một mình. Thậm chí người già còn chứng kiến sự chuẩn bị cho cái chết sắp tới của mình, khá bình thản. Ðây, chiếc quan tài sắm trước đặt ngay dưới bàn thờ hay ở đầu hồi, chưa sơn quét, và còn dùng để chứa vài thùng thóc ngừa lúc giáp hạt. Trước khi được đưa xuống huyệt, nó cũng chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong nhà, như những đồ vật thân thuộc khác.
Người già làm quen với cái chết như quen với những ngôi mộ gần gũi nằm giữa ruộng đồng cũng gần gũi, như quen với dãy núi xanh lam ở phương trời Tây kia. Một vòng đời đi qua, giống như một vòng đường từ nhà ra đồng, lên núi, rồi lại về nhà... Vậy đó!
Hò đưa linh, (là) hò đưa linh
Vong linh nay đã về trời
Chèo ba (ơi mà) nhịp bảy
Ðưa người (xa) cách xa...
Một con thuyền vỗ sóng, mái chèo đưa đẩy nhịp nhàng, con thuyền lướt nhẹ trên mặt đất về nơi an nghỉ của người vừa mất, về nơi phần mộ được dành cho. Về không chỉ là có cái gì đó tiếp nối sự sống sau khi chết, đó còn hơn là một sự tiếp nối đơn thuần, đó là sự tồn tại vĩnh hằng, là sự trở lại mãi mãi với cõi thiên đường, hay cõi Niết bàn, hay một cõi mung lung nào đó, nhưng chắc chắn không phải đi sang cõi địa ngục.
*
Trong tín ngưỡng của người Việt, không có chỗ dành cho địa ngục chăng? Có, người Việt cũng có ý niệm về địa ngục như sự trừng phạt đối với cái ác của con người khi còn sống. Thuở nhỏ, lũ chúng tôi hay ra chơi ở chùa làng. Phần lớn những ngôi chùa làng đều có hai pho tượng Ông Thiện - Ông Ác, nhưng lũ chúng tôi sợ nhất là những cảnh trừng phạt của Diêm Vương dưới âm phủ. Ăn ở hiền lành, chẳng những sẽ được về trời êm thấm, mà còn tránh được những hình phạt ghê gớm sau khi chết: bỏ vào vạc dầu đun sôi, cưa thân hình làm đôi, bắt qua cầu có hàng đống rắn rết ngóc lên chực mổ vào người...
Nhiều thế hệ ngày xưa có lẽ một phần vì sợ hãi trước những cảnh trừng phạt khủng khiếp nơi địa ngục kia nên tránh được điều ác khi còn sống chăng? Tôi không muốn sa vào câu chuyện đạo đức thiện - ác ở đây, tôi chỉ muốn nói rằng con người ngày xưa thường tính tới những gì xẩy tới sau khi chết, họ biết trù tính cho mình một cuộc đời sau khi chết. Nghĩa là họ tin chắc chắn rằng chết không phải là hết...
Chết không phải là hết. Niềm tin ấy có còn cần thiết nữa không, có cần phải được chứng minh theo lối duy lý không, hãy để những câu hỏi ấy cho các nhà triết học trả lời. Riêng tôi, bằng một sự cảm nhận trực giác nào đó, tôi nghĩ rằng cha ông ta đã hoàn toàn đúng khi tin chắc rằng chết không phải là hết. Chết là bước sang một cuộc đời khác, và ở đó người ta thụ lĩnh hậu quả tốt hoặc xấu của cuộc đời tước đó. Và bây giờ, bạn thử tưởng tượng xem người ta sẽ dễ dàng phạm tội ác như thế nào nếu không hề băn khoăn chút nào về những gì đón đợi mình sau khi chết. Phải chăng đó là mảnh đất nuôi dưỡng mọi thứ tôn giáo trên thế giới này? Và dù không theo hẳn một tôn giáo nào, tôi vẫn cho rằng niềm tin “chết không phải là hết” ít nhiều mang màu sắc tôn giáo ấy giúp cho người ta sống tử tế hơn nhiều. Vâng, tôi không theo một tôn giáo nào cả, nhưng cứ mỗt lần nghe những lời tụng niệm nguyện cầu cho người chết về nơi vĩnh hằng, tôi càng cảm nhận rõ hơn, sâu sắc hơn rằng “chết không phải là hết”.
*
Ai chết đó, nhạc sầu chi lắm thế,
Chiều mồ côi đời rét mướt ngoài đường...
(Huy Cận)
Chết là nỗi buồn, nỗi đau lớn nhất của con người. Hoài vọng về sự bất tử không thể nào che lấp sự mất mát cuộc đời hiện hữu. “Chết không phải là hết” - điều đó không bao giờ bù đắp trọn vẹn cho cảm giác đáng sợ “chết là hết”. Sự tiễn đưa cuối cùng nào cũng để lại một sự trống vắng trong tâm hồn. Vì thế, lễ tang là lễ trọng đại nhất trong cuộc đời mỗi người. Sinh ra là một thời điểm trọng đại. Lớn lên, lấy vợ lấy chồng cũng là một thời điểm trọng đại. Về già, lên lão, lại là một thời điểm trọng đại khác nữa. Mỗi thời điểm ấy đều được đánh dấu bằng những nghi thức trang trọng hay đơn sơ tùy ý. Nhưng không có nghi thức nào ở người Việt được cử hành trang trọng như lễ tang. “Nghĩa tử là nghĩa tận” - chúng ta không tự cho phép mình sơ xuất đối với lễ tang một người thân, một người bạn.
Những đám tang ngày ngày hiện lên trước mắt. Những đám tang hết sức khác nhau ở nông thôn và thành thị, của thường dân và của người nhiều danh vọng, của tín đồ đạo Phật và đạo Kitô, hay không của đạo nào cả, của nhà nghèo và nhà giàu... Hết sức khác nhau, nhưng cũng hết sức giống nhau ở những nét mặt buồn rười rượi của bạn bè, thân thích tiễn đưa... Lòng tôi chết lặng đi trong những đám tang lặng lẽ của tin đồ Kitô giáo, không nghe thấy một tiếng khóc to. Lòng tôi bị xé trong những đám tang có tiếng khóc gào thét của mẹ khóc con, vợ khóc chồng, con khóc cha...
Ngày xưa làng nào cũng có sẵn một bộ lễ tang được dân làng bảo quản cẩn thận nhất. Nhưng rồi có một thời, do hiểu sai lạc, người ta muốn làm tang lễ theo “kiểu mới”, chỉ cần xúm nhau khiêng cỗ quan tài trần trụi đi chôn cất, hoặc đặt quan tài lên một cỗ xe ba gác đẩy đi. Có phần hiểu sai lạc, nhưng cũng có phần do hoàn cảnh chiến tranh. Một trận máy bay trút bom xuống là hàng chục, hàng trăm người chết, không nguyên vẹn hình hài. Chỉ có thể giành lấy những lúc tạm ngớt tiếng bom đạn để chôn cất người thân. Lấy đâu ra những nghi thức, những phương tiện cần thiết để làm một lễ tang chu tất, đàng hoàng!
Biết bao nhiêu thứ phong tục hỗn hợp trong một lễ tang. Có thể nhìn thấy ở đó những cái hợp lý và những cái phi lý, nhưng hãy khoan vội phán xét khi chưa biết rõ những nghi thức đó. Một điều chắc chắn là những nghi thức đó đều chứa đựng một cốt lõi không thể xóa mờ: thương xót, tiếc nuối người đã mất và đưa họ - cả thể xác lẫn linh hồn - thật yên lành, không để họ cô đơn, mất đường về với bà con thân thích. Tiễn đưa, nhưng không vĩnh biệt mãi mãi. Bạn hãy nhìn những đốm vàng mã rắc trên đường kia, đó là để đánh dấu đường về cho linh hồn người chết. Bát cơm - ân huệ đầu tiên và cuối cùng của trời đất dành cho con người. Quả trứng - biểu hiện một vòng tái sinh... Người Việt chăm sóc người chết chẳng khác mấy với chăm sóc người sống.
Ngôi mộ là nhà ở mới của người qua đời.Và ngôi nhà mới ấy cũng phải được chọn đất, chọn hướng cẩn thận như khi dựng một ngôi nhà ở của người đang sống, có khi còn cẩn thận hơn. Hướng phải theo thuật phong thủy, đất huyệt phải khô ráo và có màu tươi. Ðộng mồ động mả là chuyện chẳng lành, có thể đó là nguyên nhân gây ra những nỗi bất hạnh cho người đang sống.
Lễ tang không kết thúc ở ngôi mộ vừa đắp. Lễ tang còn kéo dài nhiều năm tháng với sự chịu tang. Những vành khăn trắng trên đầu ghi nhận nỗi thương tiếc khôn nguôi đối với người vừa mất, nhắc nhở người ta sống cho tử tế.
*
Nhưng có những người chết không có phần mộ được ngưòi thân chăm sóc cẩn thận như vậy. Ðó là những người bất hạnh, không nơi nương tựa. Khi sống họ rất cô đơn. Chết đi họ biến thành những cô hồn. Chúng ta không quên họ. Họ được mọi người thay cho người thân chăm sóc. Những kỳ tảo mộ, sau khi dẫy cỏ và vun nấm cho những ngôi mộ thuộc gia đình mình, người ta không quên sửa sang lại những nấm mồ vô chủ. Cô hồn không có ngày giỗ riêng thì mọi người dành riêng một ngày để cúng họ, ngày rằm tháng bảy âm lịch. Tiết trời lúc đó cũng như chia sẻ nỗi buồn chung. Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt... - Nguyễn Du mở đầu Văn chiêu hồn bằng trời đất mưa sầu gió thảm ấy. Không biết những linh hồn cô đơn kia có được an ủi phần nào không, nhưng lòng người đang sống quả là thêm phần thanh thản. Thôi thì ít ra lễ cúng cô hồn ấy cũng dạy cho người ta đừng quên những kẻ cô đơn. Ôi, nếu đạo lý ấy được nhớ đến, được thực hiện trong cuộc đời hiện hữu này...
Cũng vào dịp này, theo một phong tục xa xưa, người ta đốt vàng mã cho người thân đã mất. Mời bạn đi với tôi đến phố Hàng Mã, ngay giữa khu phố cổ của Hà Nội. Tất cả những gì người sống dùng, người chết cũng được hưởng. Nhà cửa, áo quần, xe cộ, cho đến những con chó Nhật, những máy thu hình, những đồng đô-la... tất tật, không thiếu thứ gì. Chỉ có điều là tất cả những thứ đồ cúng ấy đều làm bằng giấy để đốt đi sau khi cúng. Người ta nghĩ rằng những thứ đó sẽ đến tay người thân đã chết và không để họ thiếu một thứ gì, “trần sao âm vậy”. Một anh bạn tôi, tiến sĩ nghệ thuật hẳn hoi, cho tôi biết anh vừa đốt cho “ông cụ”, một họa sĩ nổi tiếng, cả một bộ Âu phục kèm theo một bộ “đồ ta”. Anh bạn tôi kể lại chuyện này với vẻ mặt hài lòng không cần che giấu.
Chuyện vàng mã chắc chắn không liên quan gì với chuyện mỹ học. Nhưnng bạn nhìn kỹ mà xem, những vật đem đốt ấy đẹp làm sao, tinh tế làm sao. Tôi không nói đó là những tác phẩm nghệ thuật, nhưng là những sản phẩm mỹ nghệ thì không thể chối cãi. Tôi chợt nghĩ: phải chăng cái đẹp cũng cần thiết cho cả những người ở cõi âm? Tại sao lại không nhỉ! Và nếu quả thật như thế, thì phải chăng khoảng cách giữa sự sống và cái chết được rút ngắn thêm phần nào?
Chung quanh câu chuyện vàng mã đã xẩy ra bao nhiêu sự tranh cãi, thậm chí cả những lời lên án gay gắt. Tôi không có thẩm quyền phán xét. Tôi chỉ làm công việc cảm nhận nghệ thuật vàng mã. Nếu có ai hỏi tôi: vàng mã có cần thiết không, tôi xin chịu, không trả lời được. Nhưng nếu hỏi tôi vàng mã có đẹp không, tôi trả lời không ngần ngại: đẹp!
*
Từ bao đời nay, người ta tranh cãi nhau có hồn hay không có hồn. Người Việt xưa và cả nay nữa, hầu hết đều tin là có hồn. Hồn là một tầng, và là tầng cao nhất, của mọi vật thể. Từ ngày còn ấu thơ, tôi hằng nghe nói tới “hồn sông núi”, “hồn cây cỏ”, “hồn người”... Vào cuộc đời, làm quen với nghệ thuật, lại được làm quen với những “hồn tranh”, “hồn thơ”..., với những tác phẩm được gọi là “có hồn”. Thật khó quan niệm một sự sống, một vật sống không hồn.
Hồn là vô hình. Nhưng hồn cũng là riêng của từng người. Người đang sống có thể gọi hồn người chết về. Có hẳn một số người - bây giờ thường gọi là những “nhà ngoại cảm” - được coi là có khả năng gọi hồn. Tin hay không tin, tùy bạn. xin mời bạn đến dự một buổi “gọi hồn”, cũng thường được gọi là “ngồi đồng”. Bạn nhìn kỹ xem những người sắp sửa lên đồng, nghĩa là sắp có hồn một người chết nhập vào họ. Những con người bình thường như mọi con người khác. nhưng khi họ lên đồng, mắt họ long lanh, mặt ửng đỏ và nói những lời không phải là của họ nữa. Họ tự giới thiệu mình là ai, từng sống và chết như thế nào, và căn dặn những người thân đang sống những lời tha thiết... Nhận ra hồn người thân mình (đúng hay không đúng) người nghe xúc động mạnh và nhiều khi khóc to lên như chưa bao giờ được khóc. Một sự “bùng nổ nước mắt” thật sự. Những cuộc lên đồng như vậy trước đây cũng như hiện nay, thường bị lên án là “mê tín dị đoan”. Có phần cũng như thế thật, nhưng có thật hoàn toàn như thế không? Riêng tôi, tôi chỉ rút ra từ đó một suy nghĩ: nếu người chết vẫn còn hồn đang sống và sống ngay chung quanh chúng ta, giữa chúng ta, hẳn chúng ta sẽ sống khác đi nhiều. Tôi chưa tin hẳn là có hồn, nhưng từ trong sâu lắng, tôi muốn, rất muốn có hồn. Lý do thật giản dị: có hồn, con người “chết không phải là hết”, hơn nữa, những mất mát lớn nhất của con người có thể được đền bù phần nào để con người sống yên hơn, mà sống yên chính là một trong những mong ước lớn nhất của mọi con người...
Có lẽ vì thế, người ta dùng đến cả thuật “chiêu hồn nhập cốt”. ở vùng quê tôi, từ hồi còn bé, tôi đã được dự nhưng buổi “chiêu hồn” như vậy. Nghi thức cũng đơn giản thôi. Gia đình nào có người thân chết mất xác (không tìm thấy được thi thể), thường mời một “thầy phù thủy” (pháp sư) đến làm lễ. Người ta kiếm một chiếc tiểu sành, đặt một hình nộm bằng cây dâu vào đó làm “cốt”, bên trên phủ một tấm giấy có ghi tên họ, quê quán... của người chết. Rồi thầy làm lễ mời hồn về nhập vào “cốt” và cử hành một lễ tang như thật, đưa chiếc tiểu từ nhà ra đến huyệt, có người thân mặc đồ tang đi theo. Chôn cất xong, người ta đắp lên một nấm mồ và coi nấm mồ giả ấy như một nấm mồ thật. Không biết hồn có về nhập vào cốt không, nhưng người trong gia đình đúng là có nguôi đi nỗi thương xót ít nhiều.
*
Với tất cả những thái độ và những nghi thức đối với cái chết nói trên, người Việt có phải là một tộc người có tôn giáo không? Một số nhà nghiên cứu cho rằng người Việt không có tôn giáo. Trước đây tôi cũng nghĩ như thế. Nhưng gần đây tôi thấy không hoàn toàn như thế. Không phải chỉ vì ở Việt Nam hiện có những cộng đồng tôn giáo khá lớn, nhất là của Kitô giáo và Phật giáo. Mà ngay cả ở những người Việt không theo hẳn một tôn giáo nào, theo tôi, cũng mang một niềm tin nào đó mang màu sắc tôn giáo. Không chỉ có niềm tin, còn có những nghi thức mữa. Bạn hãy vào bất cứ một ngôi nhà nào, bạn sẽ nhìn thấy ở nơi trang trọng nhất hiện ra bàn thờ tổ tiên. Tin vào sự trường tồn của tổ tiên, thờ cúng tổ tiên là một phong tục lâu đời không thể xóa bỏ được, của người Việt. (Nhân thể, xin nói rằng ngay cả những tôn giáo bài xích thờ cúng tổ tiên, nhưng để có chân đứng trên mảnh đất Việt Nam, cũng phải thừa nhận và cho phép sự thờ cúng vô cùng thiêng liêng này).
Ngày xưa, bàn thờ tổ tiên được bài trí rất công phu. Những khám thờ với những chiếc bài vị ghi rõ tên họ các vị tổ tiên được thờ, đặt sau chiếc lư hương nghi ngút hương trầm và những cây đèn sáng trưng, những bát hương cổ kính... Ngày lễ, ngày giỗ, con cháu quỳ lạy trước bàn thờ. Bây giờ những bàn thờ tổ tiên được bày biện như vậy không còn mấy nữa, thay vào đó là những bàn thờ bày biện đơn giản hơn, nhỏ hơn, nhưng không kém phần nghiêm túc và thiêng liêng.
Ðúng, thờ cúng tổ tiên không phải là một tôn giáo, nếu hiểu tôn giáo phải có giáo lý và giáo hội chặt chẽ. Nhưng nếu hiểu tôn giáo như niềm tin sâu sắc của cá nhân và cộng đồng vào một cái gì thiêng liêng, siêu việt, như một sự hướng thượng của đời sống tâm linh con người, thì tôi có thể nói chắc rằng thờ cúng tổ tiên cũng là một thứ tôn giáo. Thứ tôn giáo này không thờ một thượng đế mà thờ tổ tiên, không có giáo lý nào khác ngoài giáo lý “uống nước nhớ nguồn”, không có giáo hội nào ngoài gia đình và gia tộc. Có thể nó không cao siêu lắm nhưng không vì thế mà không sâu sắc, không đi vào tiềm thức con người. Và chắc chắn nó là một tôn giáo hoàn toàn tự nguyện đối với những ai tin theo. Nếu cần đặt tên cho tôn giáo này, có thể gọi đó là đạo Hiếu.
Hiếu với tổ tiên là đạo lý cao nhất của tôn giáo này. Tổ tiên vừa thiêng liêng vừa thật gần gụi. Thượng đế nằm ở ngoài ta, còn tổ tiên nằm ngay trong chính bản thân ta. Dòng máu của ta chảy từ dòng máu tổ tiên ta. (Nói theo ngôn ngữ khoa học hiện đại, cơ sở của sự tờ cúng tổ tiên là những hồi ức về di truyền còn được gọi là “di truyền văn hóa”).
Tôi không rõ việc ghi chép gia phả có phổ biến owr các nước khác không, nhưng ở Việt Nam, đó là một truyền thống lâu đời. Có thời, việc này bị coi là “tàn dư phong kiến”. Nhưng hiện nay nó được phổ biến rất rộng. Nhiều người lao mình vào cuộc đấu tranh hàng 40 - 50 năm nay, tưởng đã quên mất tổ tiên mình, chỉ còn biết những sự nghiệp lớn lao của dân tộc, của giai cấp và nhân loại, hóa ra họ đang cất công đi tìm cái cội nguồn rất cụ thể của mình trong những di sản gia đình còn sót lại, phủ đầy bụi... Gia phả bằng chữ Hán thì nhờ dịch lại, bằng chữ quốc ngữ thì ghi thêm. Tổ tiên từ nơi mơ hồ nào đó hiện rõ với những tên tuổi và hành trạng của từng người. Những người chết đang sống lại trong lòng con cháu. Nghĩa là “chết không phải là hết”. Không biết khi làm công việc sưu tầm và bổ sung gia phả này, người ta nghĩ nhiều hơn tới tổ tiên hay tới bản thân mình? Tôi cho rằng có cả hai lý do đó (mà thật ra cũng chỉ là một). Ði tìm lại dấu vết tổ tiên, nhắc nhở mọi người nhớ tới tổ tiên, đó là đạo Hiếu đối với những thế hệ đã qua. Nhưng trong khi làm công việc này, chắc hẳn người ta cũng nghĩ rằng con cháu mình mai sau vẫn sẽ nhớ tới mình, giống như mình tưởng nhớ tới cha ông... Sự sống con người hiện tại, qua quá khứ tìm thấy lại, mhư được kéo dài tới tương lai. Sự sống đã có bộ mặt trường cửu dễ nhận biết. Cái chết chỉ là một dấu ngắt trong một bài văn dài...
*
Trong mạch thời gian vừa đứt đoạn vừa liên tục ấy, sự sống và cái chết đổi chỗ lẫn nhau. Sự tôn trọng đối với người đã chết hòa chung với sự tôn trọng đối với người còn sống. Ðạo Hiếu thể hiện đối với những tổ tiên đã khuất, cũng như đối với những người lớn tuổi trong gia đình, đối với ông bà, cha mẹ. Sự thể hiện đạo Hiếu có khi cũng đi quá đà. Người ta thờ cúng cả người đang sống, hay nói đúng hơn, người đang sống tự thờ mình trong một “Sinh từ”, khiến thiên hạ đàm tiếu, chê bai. Nhưng đó chỉ là những trường hợp hi hữu. Người Việt không thờ cúng người đang sống, dù đó là bố mẹ già như ở một vài nơi châu Phi. Nhưng chúng ta chăm sóc bố mẹ già hết lòng, việc đưa bố mẹ già vào “trại dưỡng lão” là xa lạ đối với chúng ta, trừ những người không có ai để nương tựa. Ðược phụng dưỡng cha mẹ già là một niềm vui. Người già sống giữa con cái, cháu chắt quây quần chung quanh cũng là một niềm vui. Ngày nay ở các thành phố, những gia đình gồm ba thế hệ - ông bà, cha mẹ, con cái - sống chung dưới một mái nhà ngày càng ít dần, có lẽ do điều kiện nhà ở chật chội hơn là do sự lan rộng của “gia đình hạt nhân”. Ngày xưa, ở nhiều nơi, nhất là ở nông thôn, ba thế hệ sống chung nhau là khá phổ biến. Nhưng đứa con do bố mẹ đẻ ra và nuôi nấng vẫn quấn quít với ông bà, vẫn nằm trong lòng bà trên chiếc võng tre đung đưa, nghe bà kể chuyện Tấm Cám, chuyện Phạm Công Cúc Hoa, chuyện bà con hàng xóm, ngườ xa kẻ gần... Chúng bú sữa mẹ nhưng còn bú cả sữa tinh thần của bà.
Giữa những người thân thương như vậy, cái chết đến với người già không lạnh lùng lắm, như khi người ta đón cái chết chỉ có một mình. Thậm chí người già còn chứng kiến sự chuẩn bị cho cái chết sắp tới của mình, khá bình thản. Ðây, chiếc quan tài sắm trước đặt ngay dưới bàn thờ hay ở đầu hồi, chưa sơn quét, và còn dùng để chứa vài thùng thóc ngừa lúc giáp hạt. Trước khi được đưa xuống huyệt, nó cũng chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong nhà, như những đồ vật thân thuộc khác.
Người già làm quen với cái chết như quen với những ngôi mộ gần gũi nằm giữa ruộng đồng cũng gần gũi, như quen với dãy núi xanh lam ở phương trời Tây kia. Một vòng đời đi qua, giống như một vòng đường từ nhà ra đồng, lên núi, rồi lại về nhà... Vậy đó!
*
Trời chưa sáng... Tôi mơ màng một lúc trước khi tỉnh dậy hẳn. Từ phía một nhà hàng xóm vang tới tiếng kèn tang não nuột. Lại một người vừa ra đi. Một nỗi buồn không cưỡng được. Nhưng không có gì thật đáng sợ. Như một qui luật tự nhiên không muốn có, tâm thức người Việt thấm vào tôi thật sâu lắng. Cái chết bao giờ cũng là một nỗi buồn ghê gớm, nhưng ngay từ trong những nhịp sống hàng ngày hôm nay, tôi bình thản chờ nó. Nó giống như một tấm gương soi, vô hình nhưng luôn luôn hiện hữu. Một cuộc sống tử tế hẳn sẽ được thưởng bằng một cái chết tử tế. Trong sự tiễn đưa ấm áp của người thân, của bạn bè, trong sự đón nhận cũng ấm áp của đất trời...
Tháng tư 1993
............................................
Tháng tư 1993
............................................
0 nhận xét:
Đăng nhận xét